Trang chủ Ngày này năm xưa Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)

Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)

Tháng 9/1946, chính phủ VNDCCH non trẻ tồn tại chưa đầy 1 năm nhưng mối họa thực dân đã trở lại. Pháp đã mang quân vào chiếm Nam Kỳ và lập ra chính phủ bù nhìn ở đó. Sau Hiệp ước Hoa-Pháp (tháng 2/1946), quân Pháp ra Bắc Kỳ thay thế quân Tưởng giải giáp phát xít Nhật. Chính phủ VNDCCH biết rõ nếu lâm vào chiến tranh với Pháp đó sẽ là một cuộc chiến bất cân xứng và kéo dài, cho nên trước tiên tìm cách đàm phán qua con đường ngoại giao. Nội dung đàm phán là thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập thực sự bên trong khối Liên Hiệp Pháp. Thực ra Việt Minh không quá hi vọng vào một giải pháp ngoại giao, nhưng quá trình đàm phán là cần thiết để tìm sự công nhận của công luận quốc tế, và để có thêm thời gian chuẩn bị cho chiến tranh.

14232593_159618997817642_8635807176881292735_n

Ảnh: Phái đoàn sang Pháp dự hội nghị

Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ trưởng tài chính Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn sang Paris đàm phán về quy chế độc lập cho Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. 2 bên đồng ý Việt Nam có thể có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Tuy nhiên về mặt chính danh và ngoại giao thì Pháp không muốn Việt Nam được tự chủ, mà phải nằm trong Liên bang Đông Dương.

Người Pháp cũng tìm cách chia cắt Việt Nam bằng cách quy định rằng Nam Kỳ quốc (thể chế mà Pháp vừa mới dựng lên ở miền Nam) và Việt Nam là 2 thực thể khác nhau cùng nằm trong Liên bang Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam phản đối kịch liệt dự định này. Để xoa dịu đoàn Việt Nam, phía Pháp hứa sẽ thực hiện trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về việc thống nhất đất nước. Tuy nhiên khi phía Việt Nam đòi thời hạn cụ thể thì phía Pháp im lặng. Bộ trưởng Phạm Văn Đồng bỏ về nước. Đến ngày 13/9/1946, Hội nghị gần như đã thất bại.

ob-yi445_radosh_p_20130726135649

Ngày 14/9/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp riêng Ngoại trưởng Pháp và kí kết một bản tạm ước. Bản tạm ước này không nhắc gì đến những bất đồng quan trọng nhất, mà chỉ là thỏa thuận về ngừng bắn, hợp tác về tiền tệ, thuế quan.

Việc kí kết bản Tạm ước này là một cố gắng cá nhân của Hồ chủ tịch để kéo dài thời gian cho Việt Minh chuẩn bị kháng chiến. Chỉ 2 tháng sau khi bản Tạm ước được kí, chiến tranh Đông Dương mở màn.