Trang chủ Kiến Thức Gái điếm phục vụ cho lính Pháp tham chiến tại Điện Biên...

Gái điếm phục vụ cho lính Pháp tham chiến tại Điện Biên Phủ

Gái điếm ở Điện Biên Phủ, ảnh chụp tháng 1 năm 1954. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, các cô gái và tú bà người Việt này đều được gửi đến trung tâm “phục hồi nhân phẩm”.
Gái điếm ở Điện Biên Phủ, ảnh chụp tháng 1 năm 1954. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, các cô gái và tú bà người Việt này đều được gửi đến trung tâm “phục hồi nhân phẩm”.

* Đoạn mô tả dưới đây trích trong cuốn “ĐIỆN BIÊN PHỦ, 170 NGÀY ĐÊM BỊ VÂY HÃM” – Erwan Bergot.

(Tháng 1 năm 1954)

Perrin cúi gập người, hai tay chống nạng sườn, cười rất to rồi dùng khuỷu tay huých một cái khiến cho Fattori đang ngồi xổm rải dây điện thoại phải bật dậy:

– Này, Fattori! Tớ nói đúng không, máy bay chở gái điếm vừa hạ cánh. Điện Biên Phủ đã trở thành một thành phố pháo đài rồi!
– Chỉ còn thiếu có rạp chiếu bóng.

Đúng vậy. Cũng như ở Nà Sản trước kia, binh lính đóng tại Điện Biên Phủ hiện nay vẫn còn phải tập trung tại sân bay xem chiếu bóng. Mà toàn là những phim cũ, rách nát, máy chiếu lại thường hỏng hóc về kỹ thuật. Bộ phận phục vụ xã hội của quân đội chỉ chiếu toàn những phim khô khan, không có chuyện làm tình hiện đại. Với nhà chứa gái điếm tạm đặt trong chiếc Dakota ở đầu đường băng đã có thể giải quyết được nhu cầu hằng ngày. Perrin vẫn chống tay vào sườn, nói tiếp:

– Riêng tớ, tớ sẽ đi tìm kiếm chính “bà má”.

“Bà má” là tên gọi binh lính đặt cho mụ chủ cai quản lũ gái điếm, một mụ đàn bà gầy gò, khô cứng kéo lê đôi guốc sơn màu vàng trên đường băng đầy bụi. Một tay, mụ cầm chiếc ví xách bằng da thuộc, đồng thời cố giữ tà áo dài màu hồng tươi đang bay tung trước gió. Tay còn lại, mụ giương giương cao chiếc dù đen tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Đi bên cạnh mụ chủ chứa là bác sĩ quân y tiểu đoàn 1, trung đoàn lê dương số 2, có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho binh lính, và cũng là ông chủ của bọn gái điếm. Lũ con gái bước theo sau hai người, dáng điệu trơ tráo, tự tin, nhìn thẳng vào đám lính tò mò đang theo dõi bước đi và bàn tán tục tĩu. Vài anh lính lê dương được cử đi theo mang vác hành lý gồm những chiếc va-li nặng trĩu hoặc chỉ là những làn mây tre.

Fattori hỏi bạn:
– Bao giờ thì đến lượt chúng mình?
Perrin doạ:
– Cậu là lính mới, phải đợi đến lượt sau cùng.

Mọi việc đã làm xong, Perrin quay trở về đơn vị, gặp đại đội trưởng, giọng nói hồi hộp:
– Báo cáo trung uý! Bọn gái điếm đã tới. Đầy một chuyến bay Dakota.
Trung uý Turcy mỉm cười:
– Tôi biết rồi!

Nếu chuyện gái điếm mang lại niềm vui cho Perrin và đồng đội thì cũng là một vấn đề phải tranh cãi nghiêm chỉnh trong ban chỉ huy. Phải đợi rất lâu sau khi đã thảo luận kỹ, ban chỉ huy mới đồng ý để cho “kíp” gái điếm đầu tiên đến phục vụ tiểu đoàn 1, trung đoàn lê dương số 2. Quyết định này đặt ra nhiều vấn đề thực chất cho “khách làng chơi” và rất nhiều viên sĩ quan được cử ra đón nhận và nuôi dưỡng bọn gái điếm này. Không thể để bọn này ở ngoài trời dưới một lều bạt mà chính họ cho là rất thuận tiện để hành nghề.

Từ đầu tháng 2, tất cả đều đã phải sống trong hầm. Bởi vì, cứ đúng vào ngày lẻ, vào quãng 4 giờ chiều thì một khẩu pháo bí mật của Việt Minh lại nã một loạt đạn 75 mm vào cứ điểm. Đã xác định được đây là một khẩu pháo của Nhật Bản, có thể Việt Minh đã tịch thu được. Lính trong cứ điểm cũng đã quen được với việc pháo bắn và cũng mới chỉ có vài người bị thương, nhưng dù sao cũng phải đề phòng và không ai muốn bị rủi ro một cách vô ích.

Như vậy là phải đào thêm một loạt hầm trú ẩn. Đối với công việc này, không hiếm người tình nguyện lao động. Họ được miễn trừ việc xây dựng các công trình quân sự để đổi công bằng việc đào hầm nhà chứa gái điếm, có đủ cả mái vòm, đường hào dẫn vào và lối thoát ra ngoài.

Một công văn được gửi tới các đơn vị, qui định ngày và giờ mở cửa nhà chứa, các đơn vị tới thưởng thức theo thứ tự luân phiên. Những đơn vị đóng ở xa quá, tận trên cao điểm bao quanh Điện Biên Phủ vẫn được phục vụ. Lính tại những điểm tựa này không tới được nhà chứa thì sẽ có đội gái điếm lưu động đến phục vụ tại chỗ.

Chỉ riêng các linh mục là phản đối. Các cha tuyên uý đòi thay đổi giờ giấc đón khách, làm sao không trùng hợp với giờ đọc kinh hoặc làm lễ rửa tội. Họ nói rất có lý:

– Nếu không làm như vậy, các con chiên sẽ sao nhãng phần đạo.