Trang chủ Kiến Thức Muôn Màu Tạo Hình Bà Triệu Trong Văn Hóa Đương Đại

Muôn Màu Tạo Hình Bà Triệu Trong Văn Hóa Đương Đại

Bà Triệu là nhân vật lịch sử nổi lên vào khoảng những năm 248 thời nước ta thuộc Đông Ngô. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chỉ diễn trong một năm trước khi thất bại dưới tay tướng Lục Dận nước Ngô.

Sử sách phong kiến cũ tuy có chép về bà nhưng khá sơ sài, trái lại, việc thờ phụng và các truyền thuyết trong dân gian về Bà lại rất phổ biến. Từ thế kỷ thứ 6, vua Lý Nam Đế nước Vạn Xuân đã lệnh cho lập đền thờ Bà Triệu, phong là Bậc Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân (theo Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim). Từ đó đến nay đã nhiều thế kỷ, ký ức về vị nữ anh hùng vẫn trường tồn. Văn hóa đương đại chuộng kể về Bà Triệu vì có nhiều nguyên nhân trùng hợp. Trước hết hình ảnh người phụ nữ khởi nghĩa giành độc lập hoàn toàn khớp với hệ tư tưởng mà nước Việt Nam hiện đại hướng đến là nam nữ bình quyền, độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước và giải phóng giai cấp. Hình tượng về Bà Triệu vừa là một anh hùng dân tộc, vừa biểu trưng cho nữ quyền. Cùng điểm qua một số hình ảnh Bà Triệu dưới đây :

  1. Tạo hình Bà Triệu trong tựa game CIVILIZATION VI theo tiềm thức phổ biến của phương Tây về người Việt Nam : áo dài, khăn đống, trống đồng Đông Sơn …

2. Tranh dân gian Đông Hồ vẽ Bà Triệu theo miêu tả trong sử cũ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Ẩu vú dài 3 thước, vắt ra sau lưng, thường ngồi trên đầu voi đánh nhau với giặc”. ĐSKTT cũng dẫn sách Giao Chỉ chí miêu tả : “Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần”.

3. Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ, một bản Mod của game Total War Three Kingdoms khắc họa Bà Triệu cho phù hợp với thẩm mỹ đương đại :

3. Triệu Thị Trinh phiên bản thôn nữ Bắc Bộ trong phim hoạt hình Hào Khí Ngàn Năm. Triệu Thị Trinh là tên gọi mới xuất hiện gần đây để gọi Bà Triệu. Bắt đầu được chép trong bộ sử Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Nguồn gốc tên ấy từ đâu chưa rõ. Tạo hình này trông đơn giản nhưng khá sexy :

4. Tạo hình “bần cố nông” trong sách minh họa lịch sử cuối thế kỷ 20. Trang phục tham khảo từ trang phục thời Nguyễn. Xu hướng vẽ này khá phổ biến tạo nên một định kiến không giáp trụ, không phục sức, áo vải chân trần … được gán cho tổ tiên người Việt :

5. Tạo hình Fantasy được gán cho là Bà Triệu trong game 3Q – Vua Tam Quốc :

6. Tạo hình “thế các bác đã nhìn thấy Bà Triệu ngoài đời thật bao giờ chưa ?” trong game Sử Hộ Vương. Thật may mắn cho văn hóa nước nhà, team Sử Hộ Vương đã gọi vốn thất bại và chửi tay đôi với các Shark :

7. Tạo hình á thần, trang bị hoàng kim lấy cảm hứng từ hiện vật Đông Sơn trong sách Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam – NXB Kim Đồng :

8. Tạo hình Bà Triệu trong tranh của Ấm Chè, lấy cảm hứng từ câu nói nổi tiếng được cho là của Bà Triệu : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta.” (theo Việt Nam Sử Lược). Tướng Lục Dận nước Ngô từng phong cho bà danh xưng Lệ Hải Bà Vương (Vua bà ở vùng biển đẹp, hay vua bà xinh đẹp ở vùng biển) :

9. Họa sĩ Cao Việt Nguyễn vẽ Bà Triệu kết hợp giáp vảy, khiên gỗ, phục sức đồng lấy cảm hứng từ hiện vật Đông Sơn :

10. Bà Triệu theo phong cách Chibi, Anime phỏng theo tranh Đông Hồ :

tác giả : Đỗ Thái Thanh
sưu tầm (không rõ tên tác giả)
Nguồn : Bitt – Art Station
Nguồn : Con Én Xanh – Art Station

11. Một số phong cách khác :

Bà Triệu cỡi voi con bản Đôn …
Phiên bản lẩu thập cẩm cực lỗi
Phiên bản áo dài khăn đống

-nguoilytuong90- (Tổng hợp từ nhiều nguồn)