Edmund Roberts (29 tháng 6 năm 1784 – 12 tháng 6 năm 1836) xuất thân là một thương nhân ở Portsmouth (bang New Hampshire), từ một nhân viên phụ trách hàng hóa trên tàu rồi trở thành chủ tàu, công việc kinh doanh có lúc cũng trải qua những lúc thăng trầm. Sau Roberts chuyển làm Công sứ Mỹ ở miền bờ biển phía Tây châu Phi. Nhờ sự giới thiệu, tiến cử của Thượng nghị sĩ Levi Woodbury, sau trở thành quan chức ngành ngoại giao hàng hải, Roberts được Tổng thống Jackson tín nhiệm, giữ toàn quyền phụ trách công việc bang giao của Mỹ với các nước vùng Viễn Đông thời đó. Năm 1833, Roberts mang theo quốc thư của Tổng thống, dẫn đầu phái bộ đến điều đình về ngoại giao và buôn bán với Việt Nam, Xiêm và Muscat (kinh đô Oman). Phái bộ thất bại ở Việt Nam nhưng thành công ở Xiêm và Muscat.
Sau khi về nước, E. Roberts có viết cuốn “Sứ bộ đến các Triều đình phương Đông: Cochinchina, Siam và Muscat” (Embassy to the Eastern Courts: Cochinchina, Siam and Muscat in the years 1832-33-34, New York, Harper&Brothers, 1837). Tác giả kể lại lịch trình diễn biến chuyến đi của mình và thanh minh về sự thất bại ở Việt Nam, đổ lỗi là do “những thủ tục mang tính xúc phạm được đòi hỏi như một điều kiện tiên quyết cho bản hiệp định của những vị thượng thư từ kinh thành nước Việt Nam”. Ba năm sau (1866), E. Roberts còn thực hiện một chuyến đi thứ hai đến Việt Nam, nhưng ông ta đã đổ bệnh khi mới đến Đà Nẵng, tàu phải vội vàng đưa tới Macao để chạy chữa, và Roberts bị chết ở đó.
Tháng 3-1832, E. Roberts khởi hành từ Boston lên đường sang Viễn Đông trên tàu Peacock, một chiếc tàu chiến thuộc hải đội Brazil. Sau khi qua Phillipines, Trung Quốc, ngày 1-1-1833, tàu tới vịnh Đà Nẵng trong tình hình thời tiết xấu. Hải lưu và gió mạnh đã đẩy trôi tàu xuống phía Nam, dạt vào vịnh Vũng Lâm thuộc tỉnh Phú Yên. Thủy thủ đoàn lên bờ, tiếp xúc với chính quyền địa phương. Tin tức về việc đến của con tàu được cấp báo lên trên. Ngày 6-1. 1833, một phái đoàn viên chức của tỉnh đến tàu, mang theo phiên dịch viên người Trung Quốc, điều tra và thẩm vấn sơ bộ về con tàu, nơi tàu khởi hành xuất phát, mục đích của chuyến đi, và yêu cầu trả lời bằng văn bản để gửi lên trên. Văn bản trả lời rằng đó là một tàu chiến của nước Mỹ, tên gọi Peacock, thuyền trưởng là David Gcisinger, có đặc phái viên của Tổng thống Mỹ là Edmund Roberts mang theo quốc thư của Tổng thống gửi riêng cho Nhà vua xứ Cochinchina (chỉ Việt Nam thời đó). Tổng cộng thủy thủ đoàn là 166 người. Phái bộ Mỹ cũng được thông báo là họ có thể lên bờ, mua bán vật dụng và thức ăn dự trữ ở ngoài chợ.
Ngày hôm sau (7-1-1833), phái đoàn Việt Nam lại đến gặp tàu, lần này có thêm hai vị quan đầu tỉnh và đoàn tùy tùng, mang theo cờ quạt, kèn trống và gươm giáo. Họ hỏi rõ thêm một số điều, trong đó có những việc mà Roberts cho là “những câu hỏi xấc xược” (impertinent queries) như có lễ vật gì gửi biếu nhà vua không, yêu cầu được xem bản sao của bức thư ngoại giao kiểu công hàm mà đặc phái viên dự kiến gửi triều đình Huế, ủy nhiệm thư của thuyền trưởng và đặc phái viên. Sau khi trao đổi, hai bên thống nhất là E. Roberts sẽ mau chóng trao lá thư cho các vị quan, được học trong phong bì bằng da (vellum), các quan tỉnh sẽ tổ chức lễ đón nhận thư ở trên bờ và sẽ chuyển về Triều. Buổi lễ đã được tiến hành với nghi lễ trọng thể. Phái bộ Mỹ hỏi rõ thêm về cách thức và lộ trình đi Huế.
Ngày 8-1.1833, chính quyền tỉnh cử một giáo sĩ người Việt khoảng 65 tuổi và 6 người tháp tùng đến con tàu, thực hiện cuộc bút dàm bằng tiếng Latinh. Ông ta lặp lại những câu hỏi trước đây về con tàu, nước có con tàu, mục đích chuyến đi, lễ phẩm dâng nhà vua. Ông cho hay là có biết các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha nhưng không hể biết nước Mỹ. Khi đặt câu hỏi: “Chuyến thăm của các ông tới đây có mang tính chất hữu nghị không?”, vị giáo sĩ Việt Nam được trả lời: “Chúng tôi tới đây với những động cơ thân thiện, hữu nghị nhất”. Giáo sĩ bèn cười và nói thêm: “Một con tàu chiến đến với động cơ hữu nghị”.
Trong những ngày chờ đợi tin tức từ Huế, thủy thủ đoàn thường hay lên bờ mua bán, thăm thú. Chính quyền địa phương yêu cầu mọi người phải ở dưới tàu, không di dạo trên bờ biển, nói năng trò chuyện, trừ khi đến chợ mua đồ ăn, vì sẽ “quấy rầy, làm phiền dân”. Ngày 17.1-1833, một chiếc thuyền chiến 32 tay chèo, quân sĩ nai nịt, trương cờ phướn chở hai vị quan đại diện triều đình Huế mặc lễ phục, có lọng che (theo chính sử Việt Nam, đó là Viên ngoại Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức. Ở đoạn sau của nhật ký (tr.187), Roberts cho biết tìm hiểu được tên của hai đại diện là Yuen (Nguyễn) và Le (Lý) cùng với án sắt Phú Yên đến hội đàm với phái bộ Mỹ. Viên án sát cho biết ông là quan tam phẩm, còn hai vị kia thuộc hàng ngũ phẩm. Có cả hai viên thông ngôn đi kèm theo, một nói tiếng Bồ, một nói tiếng Anh. Tuy nhiên, trong cuộc hội thoại, phần lớn lại dùng bút đàm.
Hai vị đại diện nói là được quan Thương bạc đại thần (tức Bộ trưởng Thương mại và Hàng hải) cử đến xem xét, hội đàm. Roberts kể là họ hỏi lại những điều mà các quan tỉnh trước đó đã nhiều lần hỏi, như thể họ chưa hề có thông tin gì về chuyến đến của phái bộ Mỹ. Họ nói rằng họ tên trọng việc đặc phái viên viết thư gửi nhà vua, nhưng e rằng đã nhầm địa chỉ. Họ cho biết nước của họ bây giờ không còn gọi là An Nam nữa, mà là Việt Nam. Đức vua trị vì lúc này (tức Minh Mạng) cũng không phải là một “vương”, mà là một vị hoàng dế”. Với vị thế đó, sợ rằng quan Thương bạc đại thần không dám dâng lên Hoàng đế bức thư của đặc phái viên Mỹ. Tốt hơn hết là ông ta nên viết một bức thư khác gửi đến quan Thương bạc đại thần, dể ngài tàu trình lên Vua, như thế sẽ hợp thể thức hơn. Họ dặn rằng lời lẽ trong thư phải giữ đúng lễ thức, không được dùng “những chữ phạm húy”. Họ còn muốn được biết nội dung lá thư của Tổng thống Hoa Kỳ gửi nhà vua Việt Nam.
Để tỏ sự giúp đỡ phải bộ, các vị đại diện thảo sẵn hộ bản nháp bức thư định gửi dưa cho Roberts xem. Nhưng viên quan chức Mỹ này đã phản đối không đồng ý, vì cho rằng trong bức thư dự thảo có những ngôn từ mang tính chất bị xúc phạm như danh xưng “kẻ hạ thần hèn mọn” (petty officer) hoặc cụm từ “nay hạ thần tha thiết cầu xin” (I now entreat earnestly). Cuộc đàm phán vẫn không đi đến nhất trí, khi các vị đại diện ra về lúc 11 giờ đêm.
Tuy nhiên, hôm sau các vị đại diện cùng viên án sát tỉnh đã trở lại với thái độ thân thiện. Để chúc mừng phái bộ, họ cho đem theo món quà biếu gửi tặng đặc phái viên và thuyền trưởng, gồm một con bà thiến, một con lợn thiến, một số gà vịt, gạo và rượu. Dù nghi ngờ rằng chức Thương bạc dại thần không phải là quan đầu triều như các đại diện giải thích, Roberts vẫn đồng ý viết lại một bức thư gửi quan Thương bạc, đưa cho các vị đại diện xem. Lời lẽ trong thư tỏ ra hợp cách, dùng mực, trong đó Roberts bày tỏ “hy vọng một cuộc hội kiến sẽ được cho phép trong thời gian ngắn nhất có thể”.
Các quan Việt Nam nhận chuyển thư và hứa rằng sẽ cổ phúc đáp trong khoảng 7 hoặc 8 hôm sau. Sau đó, hai bên nán lại nói chuyện thêm trong không khí vui vẻ. Các quan triều đình hỏi thêm về nước Mỹ và châu Âu (vì họ nói rằng nhiều vị quan vẫn tin là nước Mỹ thuộc châu Âu), về tình hình nước Pháp hiện thời (tức sau Cách mạng 1830) và số phận nhà vua bị lật đổ (tức Louis XVIII). Họ còn đề nghị giải thích ý nghĩa của dòng chữ được ghi ở cuối thư “Năm Độc lập thứ 57″ (tức năm 1833).
Tuần lễ tiếp sau, trong thời gian chờ đợi sự phúc đáp của triều đình, hai phái đoàn trao đổi những cuộc thăm viếng xã giao, mạn đàm với nhau một cách thân thiện. Các vị đại diện Việt Nam cam kết tạo thuận lợi và giúp đỡ con tàu, cung cấp của dốt. Trong cuộc trò chuyện, họ cho biết là đã di công cần tại Bengal và Manila. Họ sốt sắng tìm hiểu thông tin về tình hình châu Âu, những hành động của nước Anh, thể chế chính trị và việc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Họ cũng trình bày, giải thích cho phái bộ Mỹ thiết chế chính trị và cơ cấu triều đình Việt Nam, nhưng mặt khác rất giữ gìn thận trọng, không tiết lộ bất kỳ một tên tuổi cụ thể nào của các triều thần, viện cớ rằng “không thể nhớ được hết”. Các đại diện cũng từ chối những quà tặng cá nhân, cho biết rằng họ không được phép nhận như vậy.
Ngày 26-1-1833, hai quan tỉnh Phú Yên cùng đoàn tùy tùng và hai thông ngôn lại đến tàu chúc mừng, mang theo quà tặng của nhà vua, gồm 2 con bò thiến, 4 con chó [?!], 5 bao gạo, 5 vò rượu, 30 con vịt, 30 con gà, nhiều trứng và hoa quả. Đồng thời, theo lệnh vua, các quan cũng đã mở một bữa tiệc chiêu đãi tổ chức trọng thể ở trên tàu, gồm 51 món ăn.
Tuy nhiên, từ ngày hôm sau trở đi, tình hình dần dần xoay chuyển sang chiều hướng xấu. Căng thẳng nhất là cuộc hội đàm ngày 27-1-1833. Hôm đó, hai đại diện khác của triều đình đã từ Huế đến. Có thể vì muốn tạo uy thế, nhưng viện cớ là sợ say sóng, hai vị quan không xuống tàu, mà đề nghị tổ chức cuộc hội đàm ở trên bờ. Đặc phái viên cũng giữ thế, chỉ cử đại diện của mình (Morisson) đến gặp. Không mang theo văn bản thư từ gì, không trực tiếp gặp được Roberts, hai vị quan đành đối thoại với một đại diện Mỹ. Họ nói thẳng là ngài Thượng thư Thương bạc yêu cầu cần thiết phải có bản sao và bản dịch lá thư của Tổng thống Mỹ A. Jackson để họ kiểm tra trước thì ngài mới có thể dám tâu trình sự việc lên hoàng thượng được. Họ nói: “Phái bộ Mỹ muốn đẩy nhanh công việc, nhưng luật lệ của Việt Nam cũng rất nghiêm cẩn, cần phải tuân theo. Chúng tôi mong các ông tuân thủ, đưa trước cho chúng tôi bản sao và bản dịch lá thư của Tổng thống Không biết được nội dung, những mục đích quan trọng viết trong lá thư, ngài Thương bạc đại thần không thể đệ trình nó lên Hoàng đế, cũng không thể có thư hồi âm phúc đáp cho các ông”.
Đại diện phái bộ Mỹ phản biện lại, đáp rằng thư từ của hai vị nguyên thủ quốc gia không thể bị kiểm duyệt bởi các quan thượng thư và dân chúng, và cho rằng chỉ khi tới Huế, thì họ mới trao bản chính và bản dịch bức thư cho nhà vua. Đại diện triều đình tiếp tục yêu cầu, viện dẫn đến những trường hợp trước đây của các phái bộ Anh, Pháp. Đại diện Mỹ phản bác, và cho rằng các đại diện triều đình đang gây khó cho họ. Đại diện triều đình đáp: “Tất cả chúng ta đều là những người hầu phục vụ cho các dấng quân vương của chúng ta. Chúng tôi cũng như các ông, đều mong muốn làm cho công việc đạt kết quả tốt. Vậy chúng tôi gây khó khăn cho các ông để làm gi?”
Cuộc đối thoại ngày càng trở nên căng thẳng. Hai bên tranh cãi gay gắt, không bên nào chịu bên nào. Theo sử gia Miller phân tích, thì các vị đại diện Việt Nam cho rằng “Tổng thống Mỹ chỉ là một quan chức dân cử, mà không phải là một nhà vua, nên cần phải viết cho vị hoàng đế với một cung cách kính cẩn, đúng phép tắc”.
Cuối cùng, vị đại điện triều đình Huế nói chốt lại với vị đại diện phải bộ Mỹ:
“Vì các ông đã đọc văn chương Trung Hoa, các ông hẳn phải biết những thể thức và nghi lễ ngoại giao của nước chúng tôi, sao cho đúng phép tắc. Hãy giải thích cho ngài đặc phái viên về những điều này, và rằng ông ta có thể tuân theo, lúc đó sự thành công của sứ bộ sẽ có phần đóng góp những nỗ lực của các ông. Còn nếu các ông từ chối, thì các ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lỗi làm cho sứ bộ phải thất bại”. Cuộc họp chấm dứt, các đại diện triều đình từ chối trả lời những câu hỏi về mọi vấn đề khác.
Tưởng như cuộc đàm phán đã hoàn toàn đổ vỡ, nhưng từ sáng sớm hôm sau (28-1 1833), đoàn đại diện của Huế lại trở lại, lên tàu và tiếp tục cuộc đối thoại, nhưng chỉ chịu nói chuyện trực tiếp với một mình đặc phái viên. Chủ đề cuộc tranh biện xoay quanh hai vấn đề mấu chốt đã được đại diện triều đình nêu ra trước đó, họ muốn có một bản sao lá thư của Tổng thống Mỹ và muốn biết rõ những “vấn đề quan trọng trong mục đích chuyến đi cụ thể là gì.
Đặc phái viên nhắc lại rằng những vấn đề cụ thể sẽ được trình bày khi phái bộ đến Huế, còn mục đích chuyến đi thì ngài Thương bạc đã biết rõ, đó là ý muốn xúc tiến những mối bang giao thân hữu giữa hai nước. Nhưng ngài thượng thư không tâu trình lên nhà vua, không cho phép phái bộ đến Huế, cũng không ra lệnh cho chúng tôi phải ra đi, bắt chúng tôi phải chờ đến hàng tháng, thế là thiếu lịch sự. Còn các quan đại diện thì nói rằng muốn công việc tiến triển, thì dứt khoát họ phải được xem trước bản sao, ít nhất là bản dịch là quốc thư, vì “tất cả mọi việc ở đất nước chúng tôi phải làm theo đúng nguyên tắc, thể thức”.
Sau khi tranh cãi hồi lâu, các quan Việt Nam cho biết là họ cũng không muốn mở bức thư Tổng thống, nhưng cần biết phải bộ Mỹ muốn điều gì, hoặc là đất xây dựng thương điếm, hoặc là quyền ưu tiên buôn bán hay là điều gì khác? Roberts trả lời rằng chính phủ nước họ không đòi hỏi quyền ưu tiên, cũng không có ý định xây thương điếm, mà chỉ cần những mối bang giao hữu nghị. Khi đại diện Huế vặn lại rằng vậy có muốn tiến hành buôn bán không, phía Mỹ trả lời điều đó tất yếu nằm trong mối quan hệ thân hữu giữa hai quốc gia, nhưng không chỉ mang lại lợi ích cho một nước, mà cho cả hai bên. Các người đối thoại Việt, Mỹ tiếp tục đổ lỗi trách nhiệm cho nhau, nhưng cuộc đàm phán vẫn sa vào bế tắc, không lối thoát. Đại diện triều đình tuyên bố sẽ quay trở về Huế, còn đặc phái viên Mỹ tuyên bố sẽ nhổ neo tàu ra khơi.
Tuy nhiên, như cả hai bên đều muốn níu kéo, sáng hôm sau, hai đoàn đàm phán vẫn gặp lại nhau. Lần này, phía Việt Nam là hai đại diện trước đây (tức Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức), còn hai đại diện đến sau vắng mặt, Hai bên tranh luận về ý nghĩa chức danh của Tổng thống Mỹ. Phía Việt Nam cố gắng thuyết phục phía Mỹ nộp bản sao lá thư, nói rằng như vậy công việc sẽ tiến triển. Họ cũng hứa nếu kết quả thành công, mọi đồ tiếp tế cho con tàu bay lâu nay sẽ được miễn phí, coi như món quà tặng, còn nếu thất bại phía Mỹ sẽ phải trả tiền. Đặc phái viên Mỹ thắc mắc tại sao lại gọi là bữa tiệc của nhà vua thiết đãi phái bộ Mỹ ở trên tàu hôm trước, khi ngài chưa hề biết việc tàu Mỹ đến đây, thì được trả lời là theo thông lệ, mọi phái đoàn ngoại quốc đến thăm đều được nhà nước chiêu dãi, nên coi như là ân huệ của nhà vua, mặc dù đây là do chính quyền cấp tỉnh tổ chức. Hai đại diện sau vẫn nán lại chưa trở về Huế.
Đến hôm sau, 30-1-1833, cuộc đàm phán dường như lại lóe lên tia hy vọng mới. Để cứu vãn tình hình, và cho rằng các đại diện chỉ là người thừa hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của quan Thương bạc, Roberts thay đổi sách lược, quyết định thảo một bức thư mới gửi quan Thương bạc với lời lẽ mềm mỏng và đúng phép, và dồng ý gửi kèm theo một bản sao lá thư của Tổng thống Andrew Jackson. Sau đây là nội dung toàn văn:
“Andrew Jackson, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kính gửi Đức Hoàng đế Việt Nam (Cochinchina]”
Thưa quý đại hiền hữu, Bức thư được chuyển đến Ngài bởi ông Edmund Roberts, một công dân đáng kính của Hoa Kỳ, đã được cử làm Đặc phái viên của chính phủ chúng tôi, để tiến hành bàn bạc một số công việc quan trọng với Ngài. Kính xin Ngài giúp đỡ ông ta trong việc thừa hành nhiệm vụ được giao phó, đối xử với ông ta với lòng nhân hậu và tin cậy, đặt niềm tin tưởng hoàn toàn vào những điều mà ông ta sẽ thay mặt chúng tôi trình bày với Ngài, nhất là khi ông ta sẽ nhắc lại sự bảo đảm về tình thân hữu trọn vẹn và thiện ý của chúng tôi đối với Ngài. Tôi cầu xin Chúa ban cho Ngài, người bạn hiền lớn của chúng tôi, sự chở che an lành và thánh thiện.
Viết tại thành phố Washington ngày 30 tháng 1 năm 1832, năm Độc lập thứ 56.
Người bạn tốt và trung thành của Ngài
(Đã ký) ANDREW JACKSON
Thừa lệnh Tổng thống, (Đã ký) Edward Livingston, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 07.2013)