Trang chủ Kiến Thức Chuyện về sứ thần nhà Nguyên khi sang Đại Việt

Chuyện về sứ thần nhà Nguyên khi sang Đại Việt

Trong bang giao Việt Trung, hiếm giai đoạn nào căng thẳng như giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIII – khi nhà Trần kháng chiến chống Mông Nguyên 3 lần.

Như trong lần kháng chiến thứ I, quân Mông kéo vào Thăng Long tìm thấy sứ đoàn của mình, tất cả bị trói chặt bằng thừng tre, lúc cởi ra thì một tên đã chết.

Những năm 1269, nhà Nguyên cử Trương Đình Tân sang Đại Việt. Vua Trần đem quân dọa ông, sai lực sĩ tuốt gươm trần vây xung quanh. Tân mới tỏ vẻ uể oải, nằm dài trong phòng, vứt hết cung tên gươm giáo đeo bên người, nói với vệ sĩ:

“Xem các người làm được gì?”

Trời nắng Tân khát lắm, phía ta đưa nước sông vừa nóng vừa tởm cho uống. Y không uống được, đòi múc nước giếng, ta trả lời:

“Tục nước tôi không ưa nhau thì bỏ độc vào giếng để giết người”.

Tân đáp lại:

“Tự ta yêu cầu, có chết cũng không oán hận”.

Cuối cùng mới múc nước giếng cho uống.

Đình Trân đi sứ đòi vua Trần lạy chiếu chỉ nhà Nguyên, cũng như đòi đối xử ngang hàng. Vua không chịu lạy. Dù “Liệt truyện” có ghi năm 1269 Đình Trân dẫn lễ nghĩa khiến vua sợ hãi phải lạy nhưng trong chính Nguyên Sử nhiều lần đều nói Hốt Tất Liệt trách vua Trần nhiều lần tiếp sứ không chịu lạy chiếu (năm 1271,1273) cũng như thái độ tiếp sứ kia thì có vua còn khướt mới lạy.

Sau 3 cuộc chiến tranh, nhà Nguyên vẫn đòi vua Trần tự sang chầu nhưng nhà Trần không chịu:

“Quốc chúa Cao Ly, Đông Di vượt biển vào chầu… Các vua Vân Nam, Kim Xỉ, Bồ châu gửi con trai làm con tin, các miền Đại Hạ, Trung Nguyên, Vong Tống đều làm tôi mọi. Duy nước An Nam là nước bé nhỏ, ngoài mặt phục tùng nhưng trong lòng chưa thay đổi.”

Năm 1293 có sứ Lương Tằng, Trần Phu sang. Vua Trần cho chúng đi cửa ngách nhưng không chịu, cuối cùng cho đi bộ qua cửa chính giữa. Phu về nước còn làm thơ:

“Thấp thoáng gươm đao, lòng đau đáu
Tóc thời bạc bởi trống bên đầu
May sao trở về thân khỏe mạnh
Mỗi khi mộng lại thấy thêm đau”

Nguồn: Van Cao Nguyen / Hội những người thích tìm hiểu Lịch Sử (trích từ ““Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII”, Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm)