Trang chủ Quân Sự Chuyện hài thời chiến tranh Việt Nam: Đâm tàu phe mình… không...

Chuyện hài thời chiến tranh Việt Nam: Đâm tàu phe mình… không trượt phát nào

Tàu sân bay hạng nhẹ Melbourne (1955- 1982) của Hải quân Úc.
Tàu sân bay hạng nhẹ Melbourne (1955- 1982) của Hải quân Úc.

Tàu sân bay hạng nhẹ Melbourne (1955- 1982) tham chiến với tư cách là soái hạm của hải quân Úc.

– Kích thước: chiều dài 213,97 m, rộng 24,38 m.
– Vũ khí: 21 khẩu phòng không 25 × 40 mm Bofors
– Máy bay trên boong: 27 chiếc kể cả trực thăng
– Thủy thủ đoàn: 1.350 người
– Phạm vi hoạt động: 12.000 hải lý (22.000 km)
– Thành tích hoạt động: đâm trực diện tàu nhà hai phát chí tử, làm chết gần 160 quân phe mình.

Ngày 10/2/1964, tàu Melbourne diễn tập cất cánh máy bay (trên boong) với khu trục hạm Voyager làm nhiệm vụ hộ tống lượn xung quanh. Do không hiểu ý nhau, Melbourne đâm tàu Voyage chìm nghỉm, làm chết 82 trong số 314 thủy thủ đoàn của Voyager.

Tháng 6/1969, tàu Melbourne tham gia cuộc tập trận của khối SEATO trên Biển Đông cùng các tàu chiến của Mỹ, Anh và New Zealand làm nhiệm vụ hộ tống. Trong bữa tối đầu cuộc tập trận, các thuyền trưởng ôn lại về vụ đâm Voyager và nhắc nhau rằng hải quân Úc không thể chịu thêm một vụ tương tự. Tư lệnh hải quân Úc John Crabb trên tàu đặc biệt nhấn mạnh về tránh va chạm, yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa Melbourne và các tàu hộ tống phải tăng từ 1800 m lên 2700 m.

Nhưng tai họa vẫn diễn ra. Rạng sáng 3/6, trong khi đang diễn tập chống ngầm, Melbourne đâm đứt đôi khu trục hạm USS Evans (biệt danh “Evans May mắn”), làm chết 74 trong số 273 người trên tàu. Vào thời điểm va chạm, thuyền trưởng McLemore của Evans đi ngủ và để cho 2 sĩ quan thiếu kinh nghiệm điều khiển tàu.

Trong chiến tranh Việt Nam, Evans được giao nhiệm vụ tham gia bắn phá đất liền, còn Melbourne chỉ làm vài nhiệm vụ hộ tống xa bờ và chưa từng phải nổ 1 phát súng nào về phía đối phương.

Đây không phải sự cố hải quân Úc- Mỹ duy nhất trong chiến tranh Việt Nam. Tháng 6/1968, không quân Mỹ nhầm tàu chiến Úc Hobart là “máy bay của Bắc Việt” và nã đạn vào làm thương vong 10 quân nhân Úc.

Ngoài 2 vụ trên, tàu Melbourne còn dính hàng loạt vụ đâm va và tai nạn khác nhỏ hơn, làm dày thêm bảng thành tích xúi quẩy của mình.

Năm 1982, tàu Melbourne bị loại biên, được bán sắt vụn cho một công ty phế liệu (bình phong của quân đội) Trung Quốc với giá 1,4 triệu đô la Úc vào năm 1985. Hải quân Trung Quốc đã bí mật nghiên cứu kết cấu tàu để phục vụ cho chương trình tàu sân bay của riêng họ.