Trang chủ Quân Sự Chiến dịch Masher của Quân đội Mỹ tại Bình Định, năm 1966

Chiến dịch Masher của Quân đội Mỹ tại Bình Định, năm 1966

Chiến dịch Masher hay trận Bồng Sơn, diễn ra từ 28/1 đến 6/3/1966, là một chiến dịch có sự phối hợp giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng Quân đội Hàn Quốc và Quân đội Mỹ. Tên của chiến dịch “Masher” (từ lóng của “phô dâm”) về sau được đổi thành “Cánh Trắng” (White Wing) vì tên cũ bị coi là thô thiển.
Một trong những trận đánh nổi bật nhất của chiến dịch này là trận Bắc Bồng Sơn – Battle of Cu Nghi (tên gọi của phía Mỹ), diễn ra từ ngày 28/01/1966 – 30/01/1966.
29-01-1966, Bồng Sơn, chiến dịch Masher.Lính của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 kéo một chiến sĩ GPQ đã bị thương từ trong hầm lôi đi sau khi bị anh cầm chân trong một tiếng đồng hồ bằng súng máy. Ảnh: Kyochi Sawada/UPI.
29-01-1966, Bồng Sơn, chiến dịch Masher.
Lính của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 kéo một chiến sĩ GPQ đã bị thương từ trong hầm lôi đi sau khi bị anh cầm chân trong một tiếng đồng hồ bằng súng máy. Ảnh: Kyochi Sawada/UPI.
Ngày 28/01/1966, liên quân Mỹ – VNCH – Hàn Quốc mở màn chiến dịch White Wing nhằm tìm diệt sư đoàn 3 Quân Giải phóng trên địa bàn nam Quảng Ngãi và bắc Bình Định.
Sáng 28/01/1966, lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ đổ bộ xuống khu vực Hoài Hảo, Tam Quan, Bình Định và đụng độ với tiểu đoàn 7 và 9 trung đoàn 22 sư đoàn 3 bố trí tại đây. Theo các tài liệu Việt Nam, đây là một phần của trận Bắc Bồng Sơn, còn phía Mỹ gọi là Battle of Cu Nghi.
Sáng sớm ngày 28/01/1966, các tiểu đoàn 1/7 và 2/7 thuộc lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ vào khu vực Hoài Hảo, Tam Quan.
Chiến dịch Masher (24 tháng 1 - 6 tháng 3 năm 1966). Lính Mỹ kiểm tra giấy tờ của một người bị tình nghi là Việt Cộng gần Bồng Sơn.
Chiến dịch Masher (24 tháng 1 – 6 tháng 3 năm 1966). Lính Mỹ kiểm tra giấy tờ của một người bị tình nghi là Việt Cộng gần Bồng Sơn.
Trên hướng tiểu đoàn 1/7 Mỹ, 1 trực thăng CH-47 chở pháo 105mm bị bắn rơi tại khu vực bãi đáp Papa (LZ Papa) ngay sau khi cất cánh. Tiểu đoàn 1/7 Mỹ được lệnh điều 1 đại đội tới giải cứu. Bộ phận này đụng độ quyết liệt với Quân Giải Phóng trong khu vực và phải sử dụng pháo 105mm bắn thẳng để đối phó với QGP.
Trên hướng tiểu đoàn 2/7 Mỹ, đại đội A đổ bộ xuống bãi đáp 3 (LZ 3) không gặp trở ngại gì. Đại đội C đổ bộ xuống bãi đáp 4 (LZ 4) gần thôn Cự Nghi lúc 07h45. Đến 07h51, đại đội C bắt đầu vấp phải hỏa lực mạnh của tiểu đoàn 9 QGP bố trí trong công sự, khiến cho đại đội này bị cầm chân và phân tán.
Lúc 08h00, đại đội A được lệnh tiến về phía bắc tới bãi đáp 4 để hỗ trợ đại đội C nhưng sau đó cũng bị QGP chặn đánh. Quân Mỹ tìm cách đổ bộ thêm đại đội B xuống bãi đáp 4 nhưng bị hỏa lực phòng không mạnh của QGP bắn chặn nên không thành công. Giao tranh quanh khu vực bãi đáp 4 tiếp tục diễn ra quyết liệt cho đến cuối ngày 28/01.
Sáng sớm ngày 29/01, đại đội A và C tiểu đoàn 2/7 Mỹ bắt được liên lạc với nhau tại bãi đáp 4, nhưng tiếp tục bị hỏa lực của QGP uy hiếp mạnh. Thời tiết trở nên tốt hơn cho phép quân Mỹ sử dụng cường kích A-1 và B-57 cùng trực thăng chi viện bắn phá, ném bom và bom napan vào các vị trí của QGP.
Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 2/12 Mỹ đổ bộ xuống phía nam và tiến về bãi đáp 4 để giải tỏa sức ép cho tiểu đoàn 2/7. Trong khi đó tiểu đoàn 1/7 Mỹ tiến chiếm khu vực bãi đáp Romeo phía bắc bãi đáp 4 và bố trí chốt để chặn đường rút lui của QGP.
Hình ảnh em bé ngồi trong lòng cha, bị lính Mỹ bắt vì nghi là du kích trong chiến dịch Cánh Trắng (White Wing), ngày 17/2/1966.
Hình ảnh em bé ngồi trong lòng cha, bị lính Mỹ bắt vì nghi là du kích trong chiến dịch Cánh Trắng (White Wing), ngày 17/2/1966.
Ngày 30/01, giao tranh trong khu vực bãi đáp 4 vẫn diễn ra quyết liệt. Từ lúc bình minh, giao tranh bắt đầu giảm xuống. Tiểu đoàn 2/7 Mỹ tiến hành càn quét, lùng sục quanh bãi đáp, trong khi tiểu đoàn 2/12 Mỹ tiếp tục tiến về phía bắc. Tiểu đoàn 1/12 Mỹ cũng được đổ bộ xuống bãi đáp Mike và Tom ở phía bắc rồi tiến xuống phía nam.
Sau 3 ngày chiến đấu, BCH trung đoàn 22 QGP cũng quyết định cho các đơn vị QGP rút về tuyến sau.
Ngày 31/01, tiếp tục xảy ra giao tranh giữa các tiểu đoàn 1/7, 1/12 và 2/12 Mỹ với các đơn vị QGP đang tìm cách vượt vòng vây. Đến đây trận đánh ở Bắc Bồng Sơn có thể coi như chấm dứt, những ngày sau chỉ còn đụng độ lẻ tẻ giữa 2 bên.
Trong chiến dịch White Wing từ 28/01 đến 03/02 (chủ yếu từ 28/01 đến 31/01), quân Mỹ tổn thất 77 chết (69 chết từ 28/01 đến 03/02) và 195 bị thương, 6 trực thăng bị bắn rơi. Theo phía Mỹ, tiểu đoàn 7 QGP có 300 thương vong và tiểu đoàn 9 QGP có 200 thương vong.
Kết thúc chiến dịch White Wing, phía Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt được Sư đoàn 3 của liên minh Quân đội Nhân dân Việt Nam – Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng thực tế không lâu sau đó, sư đoàn này đã tái xuất hiện trên chiến trường.