Trang chủ Nổi bật Israel – dân tộc vong quốc đáng thương?

Israel – dân tộc vong quốc đáng thương?

Với tình hình chiến sự Israel- Palestine leo thang, có nhiều người đã đăng đàn khóc lóc thay cho người Israel/ Do Thái (sau đây xin gọi chung bằng cái tên Israel). Những bài viết đó đa phần đều trình bày sự đáng thương của dân tộc Israel trong lịch sử và sự tương đồng với lịch sử Việt Nam để tranh thủ sự thương hại của dân ta. Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào bàn luận 1 số luận điểm của các bài viết đó để xem liệu đúng đến đâu?

1.Israel đã bị cướp đất hàng ngàn năm nay?

Hành trình của ông Abraham từ quê hương Ur nước Sumer đến Đất Thánh

Nếu chúng ta lấy kinh Cựu ước của chính người Israel là cơ sở để thảo luận thì tổ phụ của họ là ông Abraham không phải người có quê trên đất Israel ngày nay. Theo kinh điển, ông sinh ở Ur- 1 thành bang ở Nam Iraq ngày nay, cách Jerusalem hàng ngàn cây số. Khi được Thiên Chúa hứa ban cho miền đất “đầy mật và sữa”, mặc dù không bị thế lực nào đánh đuổi, Abraham đã dắt díu cả thị tộc chủ động bỏ quê đi miết đến vùng Đất Hứa đó và con cháu ông đã ngụ cư tại đó. Cần nhắc rằng miền Đất Hứa chưa từng là nơi không chủ. Các di chỉ khảo cổ cho thấy ngay từ thời Đồ Đá Mới, vùng này đã có người, những người này là dân định canh định cư và họ đã xây dựng nên những thành phố đầu tiên trong lịch sử nhân loại như Jericho, Jerusalem… hàng ngàn năm trước khi Ur xuất hiện. Như vậy là dân Israel khởi thủy là những người tự bỏ quê để đến 1 nơi đã có chủ.

Phục dựng thành thị Jericho ở Bờ Tây sông Jordan- thời Đồ Đá mới

Bẵng đi nhiều thế kỷ, Cựu ước cho ta biết dân Israel không còn ở miền Đất Hứa mà đã dạt trôi sang tận Ai Cập, nhưng không cho ta biết lý do vì sao: vì cướp không nổi đất của những chủ đất nguyên thủy, hay vì tiếp tục bỏ đất đi tha hương nối tiếp truyền thống tổ phụ của họ. Ở Ai Cập vài thế hệ, ông Moses lại dẫn họ tiếp tục bỏ đi và tìm đường về dải đất chật hẹp nhưng màu mỡ. Không như khi xưa, lần này người Israel đã có sự dẫn dắt của 1 chiến binh tài tình là Joshua. Dưới sự lãnh đạo của Joshua, họ đã đánh chiếm được rất nhiều đất đai thành thị, trong đó có Jericho. Lần này thì kinh điển ghi rất rõ danh tính của các bộ tộc bị người Israel xâm lược: người Amor ở Jericho, người Jebus ở Jerusalem… ngoài ra miền Đất Hứa còn nhiều dân tộc khác sinh sống mà dân Israel dù thèm lắm nhưng chưa thôn tính được, như dân Phoenicia lừng lẫy (những người sau này đã thành lập đế quốc Carthage đánh cho La Mã thất điên bát đảo). 

Đoàn quân của Joshua tiến đánh miền đất Canaan.

2.Jerusalem là đất tổ xa xưa của người Israel?

Mặc dù đã thiết lập được 1 đế quốc bành trướng thành công, người Israel của thế hệ Joshua vẫn chưa bao giờ làm chủ Israel. Mãi đến đời vua David, họ mới chiếm được mảnh đất này từ tay dân Jebus. Khi chọn Jerusalem làm thủ đô mới của đế quốc Israel, David tính đến việc Jerusalem chưa bao giờ nằm trong tay người Israel, như vậy đóng đô ở đây sẽ tránh được sự kèn cựa của các bộ tộc trong đế quốc. Tuy nhiên người tính cũng không bằng trời tính, toan tính của vua David không ngăn được việc Israel vỡ làm 2 mảnh là vương quốc Israel ở phía Bắc và vương quốc Judah ở phía Nam sau khi ông chết.

Vua David chuẩn bị chiếm Jerusalem.

3.Lịch sử người Israel giống lịch sử người Việt?

Mặc dù suốt lịch sử, miền Đất Hứa luôn bị các thế lực xung quanh dòm ngó bởi vị trí chiến lược và của cải màu mỡ, tuy nhiên sau khi chiếm được những tiền đồn vững chãi ở đây nhờ công Joshua và David, người Israel không lo vun đắp mà quay ra đánh nhau. Hậu quả là các đế quốc lớn như Babylon, Macedonnia, La Mã, Ba Tư… cho đến tận Ottoman, Anh, Pháp thời hiện đại liên tục xông xáo vào đây như chỗ không người và bắt người Israel đi đày tứ tán. Lạ lùng thay, trong suốt lịch sử đó, ta thấy người Israel hầu như thờ ơ với việc đứng lên chống lại kẻ xâm lăng trừ vài lần nổi dậy thất bại trước đế quốc La Mã. Còn lại là họ chỉ trông chờ người ngoài như vua Cyrus của Ba Tư đến cứu. Thái độ này trái ngược với thái độ nô nức đi cướp nước thời Joshua và David. 

Ngay cả khi làm nô lệ cho ngoại bang, người Israel vẫn không quên mình là… chủng tộc thượng đẳng, là “Dân của Chúa” và khinh rẻ chà đạp các dân tộc khác. Chúa Jesus không ít lần đả kích thái độ này bằng những hành động và những dụ ngôn trong Kinh Tân ước. Người kêu gọi bác ái bình đẳng giữa mọi sắc dân, miễn là họ tin ở Thiên Chúa của người Israel. Quan điểm này đã khiến các Tư tế Israel nóng mắt và chính họ đã gây áp lực đòi tổng đốc La Mã Pontius Pilate phải giết Jesus như thể Người là kẻ tội đồ bán nước, mặc dù khi người La Mã đến xâm chiếm thì không thấy họ hùng hổ như vậy. Nực cười thay, vị quan đô hộ này phải thừa nhận “ta chẳng hiểu tội của ông Jesus ở chỗ nào” và từ chối yêu sách của các tư tế.   

Tư tế Israel bắt Jesus và đòi Pontius Pilate phải xử tử Người. Vị quan La Mã: “đây là ai, tôi là đâu???”

Ngay cả khi nhiều thế lực trai cò đánh nhau trong khu vực, người Israel cũng chỉ tọa sơn quan hổ đấu và… chẳng làm gì cả. Như khi Ai Cập đại chiến Hittite, Ba Tư điếu phạt Babylon, La Mã đánh đuổi Ptolemy, La Mã- Ba Tư- Umayyad tam quốc diễn nghĩa, Thập Tự quân so găng triều Ayyubid, Ottoman giải giáp Hãn quốc Y Nhi, hay gần đây nhất là người Anh đánh Ottoman, ta không hề thấy một cử động gì đáng kể của người Israel để lợi dụng thời cơ phục quốc. Người ta chỉ nhắc tới Lawrence Arab- đại tá người Anh đã khích lệ dân Arab đánh lại đế quốc Ottoman trong chiến dịch Jerusalem, mà chẳng thấy có Lawrence Israel nào cả.

Với lịch sử dửng dưng hàng ngàn năm đó, thật lạ lùng khi người ta đem so họ với người Việt- những người mà không một thế kỷ nào không tranh đấu chống kẻ xâm lược, không một cuộc nội loạn bên Trung Hoa nào mà không khai thác, không một sắc tộc thiểu số nào bị bỏ ra ngoài trong công cuộc giành độc lập. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao cùng có lịch sử bị xâm lược, nhưng người Israel lại mất nước rồi tứ tán ra khắp Châu Âu, Châu Phi, thậm chí đến tận Hàng Châu, còn người Việt thì vẫn ở đây, và đất nước của chúng ta đã trường tồn hàng ngàn năm?

4.Kết luận

Chúng tôi không phủ nhận rằng xung đột Palestine- Israel rất phức tạp và kẻ đúng người sai khó mà phân định. Nhưng chính vì sự phức tạp và mập mờ đó, chúng ta càng phải đào sâu tìm hiểu về ngọn nguồn thì mới tìm ra được căn nguyên để giải quyết ổn thỏa vấn đề. Những quan điểm tưởng chừng như khách quan, cung cấp “góc nhìn mới” nhưng xây dựng trên thông tin sai lệch thiếu sót sẽ không thể cải thiện điều gì mà chỉ khiến người ngoài nhìn vào cuộc xung đột càng lúc càng thêm rối rắm, mông lung.

Người viết: Phần Tử dân tộc cực hữu