Trang chủ Quân Sự Barbarossa – Chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử nhân loại

Barbarossa – Chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử nhân loại

Lính Liên Xô trên đường ra tiền tuyến (ngày 23/6/1941)
Lính Liên Xô trên đường ra tiền tuyến (ngày 23/6/1941)

“Barbarossa” là mật danh của chiến dịch Đức tấn công Liên Xô trong Thế chiến Hai, được ghi nhận có quy mô lớn nhất về quân số tham chiến, cũng như đẫm máu nhất với con số thương vong chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Mật danh ban đầu của chiến dịch này là “Kế hoạch Otto” và được đích thân trùm phát xít Hitler đổi thành “Barbarossa” theo biệt hiệu của vị Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich I ở thế kỷ XII.

Con số tham chiến lực lượng của cả hai bên lên đến 8,9 triệu binh lính, hơn 18.000 xe tăng, 45.000 máy bay và khoảng 50.000 khấu pháo. 

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “Hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, thì sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao.

Khi Liên Xô tấn công Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình.

Trùn phát xít với bản tính đa nghi lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô.

Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức.

Bất chấp những cảnh báo từ những người cố vấn của mình rằng:

Đức không thể cùng lúc tham chiến trên hai mặt trận, Hitler vẫn tin rằng nước Anh vẫn đang tiếp tục chống đỡ những cuộc tấn công của Đức mà không chịu đầu hàng, bởi Anh đã có một thỏa thuận bí mật với Liên Xô.

Lo sợ rằng mình sẽ bị “bóp cổ” từ cả phía Đông và phía Tây, tháng 12/1940, Hitler đã ra “Chỉ thị số 21: Kế hoạch Barbarossa” – kế hoạch xâm lược và thôn tính chính đất nước mà ông đã đề nghị tham gia phe Trục chỉ một tháng trước đó.

Sáng sớm ngày 22/6/1941, chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử nhân loại chính thức mở màn (kết thúc ngày 15/2/1942).

Hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới.

19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Kế hoạch nhanh chóng được đặt ra, ba nhóm quân đội được thành lập, mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ chiếm đóng những thành phố và vùng cụ thể:

Nhóm quân phía Bắc sẽ tấn công thông qua vùng Baltic và chiếm Leningrad.

Nhóm quân chính sẽ có nhiệm vụ chiếm đóng Moscow và đoàn quân phía Nam sẽ tấn công các khu trung tâm nông nghiệp của Ukraine và chiếm những mỏ dầu tại Caucasus.

Hồng quân, mặc dù lực lượng vượt trội hơn so với người Đức, nhưng chưa có sự chuẩn bị kĩ càng đã bị đánh bại nhanh chóng.

Đức nhanh chóng chiếm được hầu hết các vùng kinh tế quan trọng của Liên Xô tại châu Âu.

Những trận chiến khốc liệt, mang tính quyết định diễn ra tại Smolensk, Uman và Kiev.

Đội xe tăng thiết giáp đã bao  vây và bắt giữ hơn 3 triệu binh lính Liên Xô khi họ đến Moscow.

Đến tháng 12/1941, họ đã bao vây phía Bắc Leningrad, trung tâm ngoại ô Moscow. Người Đức đã chiếm được 500.000 dặm vuông lãnh thổ Liên Xô với hơn 75 triệu người.

Đối với Liên Xô, sai lầm lớn nhất là việc dự báo thời điểm quân đội Đức phát động chiến tranh và để cho quân đội và nhân dân của mình hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc tấn công tổng lực của Quân đội Đức Quốc xã ngày 22/6.

Thất bại của Liên Xô trong giai đoạn đầu của chiến dịch còn có những nguyên nhân về tổ chức và con người.

Việc đề bạt một loạt sĩ quan trẻ chưa qua trận mạc lên giữ các chức vụ cao đã làm giảm sức chiến đấu của quân đội, trước hết là do kinh nghiệm chỉ huy tác chiến còn quá mỏng.

Liên Xô đã phải chịu những tổn thất lớn: 800.000 lính bị giết, 3 triệu người bị thương và hơn 3 triệu bị bắt giữ.

Con số thương vong mà Đức quốc xã chịu tổn thất là: 250.000 thương vong, 500.000 người bị thương, 2.000 máy bay, 2.700 chiếc xe tăng bị tiêu diệt.

Trong toàn chiến dịch, mặc dù quân đội Đức Quốc xã đã giành được một số chiến thắng vang dội ở cấp độ chiến thuật, chiếm được phân nửa lãnh thổ thuộc châu Âu của Liên Xô.

Trong đó có một số vùng kinh tế quan trọng, nhưng không hoàn thành mục tiêu mà kế hoạch đề ra.

Kể từ sau khi đợt tấn công Moscow bị bẻ gãy vào cuối tháng Giêng năm 1942, quân đội Đức Quốc xã không còn đủ sức tổ chức một đợt tổng tấn công nào khác trên toàn bộ mặt trận.

Điều này khiến chiến lược đánh nhanh thắng nhanh trước mùa đông 1941-1942 của Hitler hoàn toàn phá sản.

Thất bại về mặt chiến lược của chiến dịch Barbarossa là một bước ngoặt quan trọng, buộc Hitler phải tham gia vào một cuộc chiến tranh tổng lực mà nước Đức Quốc xã và đồng minh phe Trục kém thế tương quan về năng lực sản xuất công nghiệp.

Ngoài ra, sự yếu kém về khả năng tổng động viên so với Liên Xô và phe Đồng minh, Đức Quốc xã và đồng minh phe Trục bị suy yếu rồi nhận cái kết thất bại cay đắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài viết tham khảo các nguồn: Wikipedia, Listverse, History.com, Genk.vn, nghiencuuquocte.org