Trang chủ Kiến Thức Điều trị rắn cắn thời trung cổ như thế nào?

Điều trị rắn cắn thời trung cổ như thế nào?

rắn độc

Rắn độc được xem là một trong những kẻ thù tự nhiên lâu đời của con người. Nỗi sợ rắn đã ám ảnh con người từ cổ xưa đến mức phần lớn người hiện nay đều có chung nỗi sợ với loài rắn.

Vậy trong thời trung cổ, khi khoa học và y t ế chưa thực sự phát triển, những nạn nhân bị rắn cắn được chữa trị như thế nào?

Pliny già (Gaius Plinius Secundus, là nhà tự nhiên học, triết học tự nhiên La Mã) quả quyết rằng có thuốc giải cho tất cả các loại nọc rắn, trừ hổ mang. Aelian đồng tình với ý kiến này, cho rằng nạn nhân bị rắn hổ mang cắn là “ngoài khả năng cứu chữa”. Một số loại thuốc giải độc rắn thời trung cổ như cây vân hương, nhựa thơm myrrh, tanin (một hợp chất polyphenol có trong thực vật), và váng sữa. Chưa rõ tác dụng thực sự của các loại thuốc này, nhưng ít nhất đó là những liều thuốc vô hại. Ngoài ra, nhiều người còn áp dụng những loại thuốc nguy hiểm hay thậm chí là lố bịch như ếch luộc, chồn khô, tinh hoàn hà mã…

Có một quan niệm vào thời trung cổ cho rằng các dân tộc bản xứ sống tại các vùng đất của những sinh vật chết người như rắn và bọ cạp thường phát triển khả năng miễn nhiễm với độc tố của chúng. Quan niệm này cho rằng sức đề kháng một số người mạnh đến mức hơi thở hay nước bọt của họ đủ kháng lại nọc rắn.

Theo người Roma, người Psylli xứ Bắc Phi quen thuộc với việc bị rắn cắn đến mức nước bọt của họ trở thành thuốc kháng độc hiệu quả. Thuốc giải độc có nguồn gốc từ kháng thể chống lại độc rắn, điều này có nghĩa rằng hệ miễn dịch của người Psylli đã đạt được đến mức tương tự như huyết thanh nguyên chất. Nước bọt người Psylli được dân La Mã háo hức săn tìm giữa cuộc nội chiến Cato tại Bắc Phi (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên).

Người Roma tin rằng người Psylli có khả năng định danh loài rắn thông qua cách nếm vị nọc độc. Bản thân người Psylli cũng rất mạnh dạn khẳng định những quan niệm về khả năng miễn dịch đặc biệt của mình, để đẩy mạnh sự độc quyền bản thân trong chuyên môn trị chữa rắn cắn. Một số người Psylli lành nghề sớm mở các của tiệm thuốc tại Rome, bán nọc rắn và thuốc giải độc.

Phương pháp chữa trị rắn cắn nổi tiếng nhất thời trung cổ là hút nọc rắn từ vết thương bằng miệng. Nhưng đây là kĩ thuật có khả năng gây nguy hiểm cao. Cái chết của một người điều khiển rắn tại Rome vào năm 88 trước Công Nguyên cho thấy rõ điều này. Khi bị cắn bởi chính con hổ mang của mình, ông ta tự hút độc từ vết thương. Hai ngày sau ông ta tử vong. Để tránh lập lại tai nạn trên, các bác sĩ tại thành Troy đã dùng đỉa, trong khi bác sĩ người Ấn Độ dùng vải lanh để vào miệng như một tấm lọc rồi mới hút nọc độc rắn.

Tiếng tăm của nước bọt người Psylli với khả năng trung hòa độc tố của rắn có lẽ là do sự hiểu nhầm qua quá trình quan sát các y bác sĩ người Psylli hút chất độc từ vết thương. Trên thực tế, bất cứ ai làm theo phương cách hút nọc rắn như người Psylli đều sẽ bình an vô sự, miễn là người hút nọc độc không bị thương, đau răng, nứu, hay vòm họng hoặc miệng. Theo khoa học, nọc rắn có thể an toàn với hệ tiêu hóa, miễn là nội tạng không bị vết thương hở, trầy xước, để nọc độc rắn hòa vào đường mạch máu.