Trang chủ Nhân vật lịch sử Ngắm nhan sắc và khí chất của hoàng tộc triều đại nhà...

Ngắm nhan sắc và khí chất của hoàng tộc triều đại nhà Nguyễn

Hoàng thân nhà Nguyễn

Cùng ngắm nhìn nhan sắc của các vua, chúa và Hoàng thân Quốc thích của triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam.

Thái tử Bảo Long

Thái tử Bảo Long
Thái tử Bảo Long sinh ngày 4/1/1936, tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Bảo Long. Ông cũng là vị hoàng tử cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Thái tử Bảo Long là con trai của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Thái tử Bảo Long
Có thể thấy vị thái tử này đã được thừa hưởng nét đẹp của cả bố và mẹ ngay từ nhỏ.
Thái tử Bảo Long
Bảo Long qua đời tại Bệnh viện Sens của Pháp năm 2007, hưởng thọ 71 tuổi. Ông từ trần sau cha ông là vua Bảo Đại gần đúng 10 năm (31 tháng 7 năm 1997).

Nam Phương hoàng hậu

Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương hoàng hậu là vợ của vua Bảo Đại. Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chính thất của vua Gia Long) là 2 vị Hoàng hậu trong hoàng tộc nhà Nguyễn được phong tước vị Hoàng hậu khi còn sống.
Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương cũng là hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và chế độ Quân chủ Việt Nam. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường thuộc dòng Đức Bà (Congrégation Notre-Dame) tại Việt Nam vào năm 1935.
Nam Phương Hoàng Hậu
Một bức ảnh chụp Nam Phương Hoàng hậu khi còn trẻ.
Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương hoàng hậu có 5 người con (2 trai và 3 gái) trong đó người con đầu là thái tử Bảo Long.

Thứ phi Mộng Điệp

Thứ phi Mộng Điệp
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Bùi Mộng Điệp từng có một đời chồng và một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến Bảo Đại vội quên lời hứa một vợ một chồng với hoàng hậu Nam Phương.
Thứ phi Mộng Điệp
Nếu Nam Phương hoàng hậu đại diện cho vẻ đẹp “chim sa, cá lặn” thì thứ phi Mộng Điệp lại là vẻ đẹp có “nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành”. “Đóa hồng” xứ Kinh Bắc cũng từng làm đắm say biết bao nhiêu chàng trai.
Thứ phi Mộng Điệp
Ảnh chụp khi bà Mộng Điệp còn là vợ của vị bác sĩ theo đạo Thiên Chúa giáo.

Thứ phi Lê Thị Phi Ánh

Bà Lê Thị Phi Ánh sinh ra là con nhà lành và thuộc dòng họ danh giá. Anh rể của bà Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần.

Thứ phi Phi Ánh
Sinh thời, bà Phi Ánh cũng là một tuyệt sắc giai nhân khiến bao chàng trai điêu đứng. Vào khoảng thời gian vua Bảo Đại ở Đà Lạt, hai người đã gặp nhau và nhanh chóng thành đôi.Nhưng lúc này Bảo Đại không còn là vua nên không thể gọi thứ phi một cách chính thức đối với bà nên khi nhắc đến Phi Ánh với tư cách là vợ sau của vua, cần phải để chữ “thứ phi” trong ngoặc kép để tránh bị hiểu lầm.

Bà có với Bảo Đại 2 người con một trai, một gái. Cô con gái Phương Minh, lấy chồng Pháp và sang lập nghiệp ở Mỹ sau này.

Vua Hàm Nghi

Hàm Nghi (sinh ngày 3/8/1871, mất ngày 14/1/1944), thụy hiệu Xuất Đế, tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn.

Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.

Vua Hàm Nghi
Hàm Nghi cùng với Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày. Do áp lực của Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông.

Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Tổng hợp