Trang chủ Ngày này năm xưa Ngày 13/3/1954: Quân đội Nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công...

Ngày 13/3/1954: Quân đội Nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn trận Điện Biên Phủ

Đúng 17h05 phút ngày 13/3/1954, quân đội Nhân dân Việt Nam đã mở cuộc tấn công đồi Him Lam – một trong những cụm cứ điểm đặc biệt quan trọng của thực dân Pháp tại Điện Biên. Đến 22h30 cùng ngày, toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam đã bị tiêu diệt.

Việc một trung tâm đề kháng được phòng ngự rất kiên cố và Tiểu đoàn 3/13 DBLE bị tiêu diệt quá nhanh đã làm cho bộ chỉ huy quân Pháp bàng hoàng và binh lính địch ở các cứ điểm khác trong tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ lo sợ.

Ngày 13/3/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn trận Điện Biên Phủ.
Ngày 13/3/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn trận Điện Biên Phủ.

Chiến thắng tại đồi Him Lam ngày 13/3/1954 cách đây đúng 70 năm là một chiến thắng quan trọng bởi nó đã giáng đòn mạnh vào sự kiêu căng, tự đắc của thực dân Pháp về một “cánh cửa thép” của tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”, làm tiền đề cho Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trận này quá nổi tiếng rồi nên xin phép không nói lan man mà đi thẳng vào 2 nhân vật chính.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, từng là giáo viên dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc. Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoleon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre.

Một trong các học trò của ông là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị “quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến”. Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông “Không chơi kiểu Napoleon à ?”, ông đã trả lời “Mình sẽ là một Napoleon”. Có lẽ vì thế mà về sau báo chí phương Tây đã đặt cho tướng Giáp biệt danh “Napoleon Đỏ”.

Phía bên kia, tướng De Castries sinh ra và lớn lên trong một dòng dõi quý tộc lâu đời từ thế kỷ 15, với truyền thống binh nghiệp rất vẻ vang (8 trung tướng, 4 thống đốc, 5 hiệp sĩ và một nguyên soái Pháp), tốt nghiệp trường kỵ binh Saumur.

Trong thế chiến 2 De Castries tác chiến ở Bắc Phi, Ý, Pháp và Đức với vai trò chỉ huy một trung đoàn thiết giáp. Khi nhận vị trí chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ ông này mới đeo hàm đại tá và được thăng tướng lúc trận đánh đã gần kết thúc. Một kiện hàng đặc biệt đã được thả dù xuống Điện Biên Phủ, trong đó có hòm quà của vợ De Castries gửi từ Hà Nội mừng chồng lên lon (toàn hàng xịn như rượu wisky, xúc xích, bít tết bò, dao cạo râu…) cùng lon thiếu tướng, thuốc lá thơm và bánh kẹo của bộ chỉ huy Pháp để chúc mừng.

Nhưng De Castries đã không bao giờ nhận được những thứ này, do kiện hàng lúc rơi xuống bị lính lê dương của một đại đội tìm thấy và xài sạch, lon tướng bị chôn để phi tang. Dù nhận được điện từ Bộ chỉ huy yêu cầu tự sát, nhưng ông đã đầu hàng để chia sẻ và nhận trách nhiệm với binh lính dưới quyền. “Một đội quân có thể đánh bại một đội quân, nhưng một đội quân không thể đánh bại một dân tộc”, đây là câu nói sau khi thất bại trở về Pháp, tướng De Castries đã phát biểu trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng năm 1954.