Trang chủ Kiến Thức Tiểu sử Thánh Nicholas – Ông già Noel

Tiểu sử Thánh Nicholas – Ông già Noel

Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel vậy. Hình ảnh tiêu biểu của các ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng với chòm râu trắng và hai hàng ria dài, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười “hô hô hô”, tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây.

Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas.

Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.

Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.

Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.

I. Thánh Nicholas là ai ?

Câu chuyện thật sự về ông già Noel bắt nguồn với Nicholas, một người sinh ra khoảng thế kỉ thứ 3 ở một ngôi làng tại Patara, vào thời điểm đó là một phần của Hy Lạp còn ngày nay là 1 tỉnh vùng ven biển Tây Nam của Thổ Nhĩ Kì.

Ông sinh ra trọng một gia đình giàu có. Cha mẹ của ông, những người đã nuôi dạy ông trở thành một người Thiên Chúa giáo sùng đạo, đã chết vì dịch bệnh khi ông vẫn con nhỏ. Đi theo lời dạy của Jesus, “Bán những gì mình có mà cho người nghèo”, Nicholas sử dụng toàn bộ tài sản thừa kế được để giúp đỡ người nghèo, người bệnh và người đau khổ. Ông đã giành cả đời minh để phục vụ Chúa và được mọi người bầu lên làm Giám Mục thành Myra khi ông vẫn còn trẻ (Dưới 50 tuổi)

Đức Giám Mục Nicholas nhanh chóng nổi tiếng khắp đất nước vì lòng hảo tâm của mình, vì sự quan tâm của ông với trẻ em và những người thủy thủ.

Dưới sự cai trị của hoàng đế La Mã Diocletian, kẻ bắt bớ tàn nhẫn những người Kitô hữu. Giám mục Nicholas chịu bách hại vì đức tin của mình. Ông bị tra tấn, bị đày đi và bỏ tù. Một thời gian sau, khi hoàng đế Constantine lên ngôi và cải quốc giáo sang Thiên Chúa Giáo, hoàng đế cho xóa bỏ mọi hình phạt và cáo trạng đối với các tù nhân tôn giáo. Nicholas trở về đảm nhiệm chức giám mục.

Vào năm 325, dưới lời hiệu triệu của hoàng đế Constantine, Nicholas cùng hầu hết giám mục trên thế giới quy tụ về dự Công Đồng Nicae. Tại đây ông cùng mọi người tranh luận về các lý luận thần học cũng như chỉnh đốn kinh sách, sau đó mọi người cùng kí vào cam kết tại Công Đồng Nicae.

1 năm sau, Nicholas qua đời tại Myra và được chôn trong thánh đường của giáo phận. Nơi chôn của ông, sau này người ta tìm thấy 1 thứ chất lỏng thơm trong quan tài kín bằng đá. Nó trở thành một trong các thánh tích đặc biệt nhất với tên gọi Manna of Saint Nicholas, theo tương truyền nó có khả năng chữa lành bệnh, điều này khiến sự sùng kính thánh Nicholas càng ngày càng lớn hơn. Ngày chết của thánh Nicholas, ngày 6-12 hằng năm là ngày lễ mở đầu Noel tại các nước Châu Âu.

Còn ở Việt Nam, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.

Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.

Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế, đầu tiên là ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi, bánh kẹo.

Người ta còn bày đặt để thi vị hóa, để mua vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24-12 phải chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ (biết tất) mà các em treo ở chân giường”. Đúng ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên dụ các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một kiểu giáo dục!

Song tới Việt Nam, bà con không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, gọi là Ông già cho tiện.

II. Các câu chuyện về thánh Nicholas

Cậu Nicolas, con trai duy nhất một gia đình qúy tộc giàu có ở Bắc Âu, từ nhỏ đã sống rất nhân hậu, đạo đức, quyết định đi tu, nhưng gia đình neo đơn, cậu phải ở lại nhà để phụng dưỡng cha mẹ già.

Một hôm đi ngang qua một gia đình lối xóm, Nicolas nghe thấy tiếng đàn bà con gái khóc. Cậu ngạc nhiên vì không hề nghe nói có ai đau ốm trong gia đình này? Tới gần, Nicolas nghe thấy cô con gái lớn, gia đình chỉ có hai con gái, vừa khóc vừa than thở rằng: vị hôn phu của cô không chịu làm đám cưới vì gia đình cô nghèo không có của hồi môn (số tiền cô dâu mang theo về nhà chồng). Nicolas lẳng lặng về nhà lấy một túi tiền vàng (thời xưa chưa có tiền giấy) đem sang. Cậu ném “choang” một tiếng vào cánh cửa đóng, rồi nấp sau bụi cây chờ xem kết quả.

Người cha gia đình ra mở cửa:

– Ai gọi cửa đó? Không có ai sao? Ồ túi tiền vàng của ai liệng vào đây? Lạy Chúa, ai liệng tiền vào nhà tôi thế này? Của ai đây?……

Không có ai lên tiếng. Ông đem túi tiền vào nhà mừng rỡ nói:

– Thôi đừng khóc nữa, Chúa ban cho rồi đây!

Thế rồi một tuần lễ sau, đám cưới cô chị được cử hành vui vẻ. Một thời gian sau, Nicolas cũng kín đáo giúp tiền gia đình này để đám cưới cô em được tốt đẹp. Nicolas còn giúp đỡ nhiều gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn hay bệnh tật quanh vùng.

Sau khi cha mẹ đã qua đời, Nicolas vào chủng viện, rồi được thụ phong linh mục. Tài sản cha mẹ để lại, cha Nicolas dùng để cứu giúp những gia đình nghèo khó, bệnh tật, gặp hoạn nạn. Cha cũng đặc biệt lưu tâm tới những trẻ em nghèo. Nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh, suốt trong thánag 12 mỗi năm, cha có thói quen đem bánh qùa, đồ chơi, tự tay phân phát cho trẻ em nghèo quanh vùng, cũng là để nhắc nhở mọi người là mùa Giáng Sinh đã tới. Từ đó, người ta gọi là Le Père Noel “ông Cha Noel”.

Sau này được tấn phong lên hàng Giám mục, và dù đã lớn tuổi, Ngài vẫn giữ thói quen thương yêu, giúp đỡ các trẻ em nghèo, hoặc gặp tai nạn.

Có một buổi sáng trời giá lạnh, Đức cha Nicolas bước vào một quán ăn nhỏ bên đường cách đô thị chừng 15km. Chủ quán nhận ra Đức giám mục liền chào Ngài. Đức cha hỏi: “Quán có gì ăn không?” Chủ quán thưa: “Dạ, có thịt, trứng và bánh mì, nhưng hết mất rượu vang. Xin Đức cha vui lòng ngồi nghỉ chờ con ít phút, con vào trong làng mua rượu”.

Chủ quán đi rồi, Đức cha Nicolas xuống bếp, mở nắp khạp thịt, vỗ vào hông khạp và gọi:

– Dậy đi, các con!

Thế là có ba bé trai lùng nhùng từ đống thịt tươi mới ướp muối, liền lại, sống lại và bước ra. Ngài chỉ chỗ cho ba đứa trẻ lấy quần áo mặc vào, rồi lên nhà trên ngồi vào bàn ăn chờ. Thì ra đó là ba bé trai nhà nghèo, chiều hôm trước đi mót lúa ngoài cánh đồng, bị đói lạnh, đã vào quán xin ăn, bị chủ quán giết chết, chặt ra bỏ vào khạp ướp muối để sẽ nấu món ăn bán cho khách. Thánh nhân biết được nên đã tới cứu các cháu.

Lát sau chủ quán về tới, giật mình trông thấy ba đứa bé anh đã giết chết, ngồi cạnh Đức giám mục. Anh sợ hãi qùy xuống trước mặt Ngài thú tội:

– Con nghèo quá nên đã làm bậy, xin Đức Cha tha tội cho con!

Ngài giải tội cho anh, lại còn cho anh một túi tiền để làm vốn và khuyên anh từ nay không được làm điều ác. Sau đó Ngài bảo anh dọn bánh mì, chiên trứng, bốn cha con ăn xong, Ngài dẫn ba đứa bé đi theo về trả lại cho gia đình và cấp dưỡng cho chúng được ăn học.

Những truyện về vị thánh giám mục này còn nhiều, nhưng điều chủ yếu muốn nói đến là Ngài rất gần gũi với lễ Giáng sinh, hay giúp đỡ dân nghèo, đặc biệt là bạn của các thiếu nhi. Dù khi còn ở gia đình, khi đã đi tu, khi làm linh mục hay khi đã thành giám mục, khi còn trẻ hay khi đã râu dài tóc bạc, mỗi mùa Giáng Sinh về Ngài Nicolas lại mang trên lưng một bao lớn bánh mì đầy ắp, đem tới từng nhà chia cho trẻ em nghèo để chúng mừng lễ Giáng sinh. Trẻ em Pháp reo lên: Le Père Noel est là!” (Cha Noel kia rồi!).

Pháp có bài ca “Petit Papa Noel”, còn Anh và Hoa Kỳ thì “Santa Claus is Coming to Town” (Thánh Nicolas đang tới đô thị) và “Mama Sita, I am looking for Santa Claus, It’s Christmas Day” (Má Sita ơi, con đang chờ Bố Nicolas, Lễ Giáng Sinh tới rồi).

Thánh Nicholas – Chuyện Chưa Kể –
Khi Ông già Noel nổi nóng !

Bên cạnh hàng nghìn câu chuyện về lòng nhân hậu của thánh Nicholas – ông già Noel , thứ mà ít ai có thể ngờ được đó là hình ảnh một vị thánh xưa giờ nổi tiếng vì sự cam chịu và tính nhân hậu thương người lại … nổi nóng và đánh người

Số là vào năm 325, khi vua Constantine triệu tập công đồng Nicae lần I , cũng là công đồng đầu tiên nhằm hợp nhất Giáo Hội. Hơn 300 giám mục từ khắp thế giới Kitô giáo đến dự để cùng tranh luận về bản chất của Ba Ngôi. Đó là câu hỏi thần học quan trọng nhất của thời kì.

Arius, một nhà thần học, người đã giảng dạy rằng Jesus không ngang hàng với Chúa Cha … Tại Công Đồng, Arius tiếp tục đưa ra các luận điệu đó và nhấn mạnh lời nói của mình như để buộc mọi người đều tin, các giám mục không tỏ thái độ gì nhưng vẫn chăm chú lắng nghe 1 cách tôn trọng.

Khi Arius ngày càng lấn tới hơn đến những phát ngôn mang tính báng bổ, như Jesus chỉ là 1 thứ gì đó thần thánh hơn do Chúa Cha tạo nên… giám mục Nicholas ngày càng bồn chồn hơn. Cuối cùng, Nicholas không thể giữ được bình tĩnh, ông đi băng qua gian phòng và đến trước Arius, và tát 1 cú thẳng mặt Arius. Thật không thể tin được là 1 giám mục lại không giữ được bình tĩnh và hành xử như thế ở một cuộc họp quan trọng lớn lao như vậy.

Họ đem Nicholas đến trước hoàng đế Constantine, hoàng đế nói rằng đó là hành động phi pháp khi tấn công một ai đó trước sự hiện diện của Hoàng đế, nhưng trong trường hợp này, các giám mục nên tự mình quyết định hình phạt thỏa đáng cho Nicholas

Các giám mục tước bỏ phẩm phục của giám mục của Nicholas, xích ông lại và đưa vào nhà ngục. Điều đó khiến Nicholas không thể tiếp tục dự Công Đồng. Khi Công Đồng kết thúc, thì số phận của Nicholas sẽ được định đoạt.

Nicholas trong ngục, cảm thấy nhục nhã vì những gì đã làm và cầu nguyện để xin được tha thứ. Truyện kể rằng Jesus và Đức Mẹ đã hiện ra và hỏi: “Tại sao con lại bị nhốt ở đây ? ” , Nicholas trả lời: “Vì tình yêu của con cho các ngài ” . Sau đó Jesus đưa 1 quyển Kinh Thánh cho Nicholas, còn Maria đưa cho Nicholas 1 dây phép Omophorion (1 phần của trang phục giám mục). Lúc này khi đã được bình an và thinh lặng, Nicholas đọc kinh thánh đến sáng.

Khi cai ngục đến vào buổi sáng, thấy dây xích nằm trên sàn nhà và Nicholas khoác dây phép giám mục, thinh lặng đọc sách thánh, người này truyền tin đến cho Hoàng đế. Khi Constantine nghe được, ông liền cho thả Nicholas và phục chức giám mục thành Myra cho ông.

Sau đó, Công Đồng Nicae cùng lên án lạc thuyết Arius và lập tuyên bố chung bằng Tín Điều Nicae ( Nicene Creed) , thứ mà cho đến ngày nay đa phần người Kito giáo vẫn đọc mỗi ngày Chúa Nhật.

Tranh vẽ Công Đồng Nicae, Hoàng Đế Constantine ngồi giữa, góc dưới bên trái là hình Nicholas tát Arius