Trang chủ Nhân vật lịch sử Sự thật đằng sau câu nói “Các ông có thể giết 10...

Sự thật đằng sau câu nói “Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi để đổi lại mỗi một người mà chúng tôi giết của các ông” của Hồ Chủ Tịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong số báo đăng ngày 14 tháng 3 năm 1998 của tạp chí TIME với tiêu đề ”HO CHI MINH” có đoạn: “You can kill 10 of my men for every one I kill of yours, yet even at those odds, you will lose and I will win.”

Tạm dịch:” Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi để đổi lại mỗi một người mà chúng tôi giết của các ông, nhưng ngay cả với tỷ lệ đó thì rốt cuộc rồi các ông cũng sẽ thua, và cuối cùng, chúng tôi sẽ là người chiến thắng”.

Mở đầu bài báo, tác giả Stanley Karnow để một câu nói khá thu hút : ” Ông ấy đã dành cả đời với chủ nghĩa dân tộc cùng với chủ nghĩa Cộng Sản và ông ” đã kết hợp” chúng lại với nhau để tạo thành một thứ nghệ thuật chết người với ”kiểu” chiến tranh du kích”.

Xin lược dịch một số đoạn của bài báo để các bạn thấy được cách nhìn của phương Tây đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh:

____________

”Một con người khắc khổ trong một chiếc áo khoác bạc màu và đôi dép cao su đã cũ, Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng hình ảnh của một “Bác Hồ” khiêm nhường và lành tính. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc mang tính cách mạng và kiên định với một mục đích duy nhất: độc lập cho đất nước của ông ta.

Ông ấy truyền cảm hứng và quyết tâm của mình cho những người khác, họ – những du kích, những người thấm nhuần tư tưởng của ông ta đã vượt qua những khó khăn và trở ngại để phá tan những nỗ lực tuyệt vọng của Pháp nhằm lấy lại đế chế ở Đông Dương của họ trước đây; sau đó,họ- những người du kích được xây dựng thành một đội quân chính quy, họ đã làm nản lòng nỗ lực rất lớn của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn những người theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh và kiểm soát Việt Nam.

Đối với người Mỹ, đó là cuộc chiến dài nhất – và thất bại đầu tiên – trong lịch sử của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ cách mà họ nhận thức được vai trò của họ trên thế giới.

Với đôi mắt phương Tây, dường như họ không thể tưởng tượng được những hi sinh to lớn của ”Ho” và những gì ông ta có thể hi sinh.Vào năm 1946, khi chiến tranh với quân Pháp, ông cảnh báo họ – người Pháp: “Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi để đổi lại mỗi một người mà chúng tôi giết của các ông, nhưng ngay cả với tỷ lệ đó thì rốt cuộc rồi các ông cũng sẽ thua, và cuối cùng, chúng tôi sẽ là người chiến thắng”. Người Pháp tin tưởng vào ưu thế của họ đã lờ đi lời cảnh báo của ông và chịu thất bại nặng nề. Các sĩ quan cao cấp của Mỹ cũng nuôi dưỡng ảo vọng rằng những vũ khí của họ chắc chắn sẽ phá vỡ tinh thần của kẻ thù.

Tuy nhiên, như chỉ huy của Hồ, Tướng Võ Nguyên Giáp, nói với tôi tại Hà Nội năm 1990, mối quan tâm chính của ông là chiến thắng. Khi tôi hỏi ông ta có thể kéo dài bao lâu để chống lại sự tấn công của Mỹ, ông trả lời, “Hai mươi năm, có thể 100 năm – miễn là chúng tôi giành chiến thắng, bất kể những gì phải trả…” [1]

Điều này được khẳng định lại một lần nữa trong ” Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước”, Người viết: ‘“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”[2]

***—***—***

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang bìa tạp chí Time, số ra ngày 12/9/1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang bìa tạp chí Time, số ra ngày 12/9/1969.

Cái nhìn của Bộ Quốc Phòng Mỹ về tư tưởng HCM.

Trích dịch ”HỒ CHÍ MINH: TITO CỦA CHÂU Á?”

<BQP Mỹ nghiên cứu “tư tưởng Hồ Chí Minh” vào năm 1967>. Trích dịch

( Josip Broz Tito là nhà lãnh đạo cộng sản của Nam Tư sau Thế chiến thứ 2, đã “ly khai” khỏi khối Đông Âu của Liên Xô để bắt tay với phương Tây; từng là lãnh đạo tích cực trong Phong trào không liên kết trên thế giới.)

Trong những phê bình khá thuyết phục về chính sách Mỹ với VN, có tranh luận về việc Mỹ đã thất bại khi không nhận diện được việc Hồ Chí Minh có khả năng trở thành “Tito châu Á” [*].

Quan điểm này cho rằng Hồ luôn quan tâm tới độc lập tự do cho VN, hơn là theo đuổi lợi ích và chỉ đạo của Xô- Trung. Nếu Mỹ ủng hộ, Hồ có thể duy trì VN như bức tường chặn đứng sự bành trướng của TQ về phía Nam, phù hợp với những mục tiêu lớn hơn của Mỹ tại châu Á. Ngay sau Thế chiến thứ 2, đã khá dễ để chấp nhận việc ủng hộ một người chống Nhật- chống thuộc địa như Hồ. Mỹ có thể còn bỏ lỡ một cơ hội nữa sau Hội nghị Geneva 1954, và thực vậy, việc chấp nhận Hồ và VN dưới sự lãnh đạo của cộng sản có lẽ là giải pháp hòa bình duy nhất cho Đông Nam Á hiện nay.

*

Lịch sử tranh luận (1945-1954) về việc này là một chuỗi logic. Nhìn vào chi phí và hậu quả của việc Mỹ dính líu tới VN, nếu có bất kỳ cách nào để thoát ra trước đó dường như đều hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có khả năng rằng một VN cộng sản và thống nhất dưới quyền Hồ Chí Minh có thể bành trướng mạnh mẽ, sẽ mang lại những vấn đề khó khăn còn khó lường hơn so với hôm nay.

*

Nhiều tác giả đã phát triển giả thuyết “Tito”. Vài người lập luận rằng một đường lối khác của Mỹ có thể đưa Hồ đến chỗ không liên kết và đối lập với TQ; vài người khác nhấn mạnh vào hậu quả rằng Hồ đã bị đẩy vào vòng tay Xô- Trung do bị Mỹ từ chối.

*

Hồ là dân tộc chủ nghĩa hay cộng sản không phải là vấn đề; mọi tác giả đều công nhận Hồ là cộng sản và có khả năng sẽ lãnh đạo một VN cộng sản. Thay vào đó, họ cảm thấy, để đạt được độc lập- thống nhất cho VN, Hồ sẵn lòng thực hiện các mục tiêu và cách thức cộng sản, hay các nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế. Một số người còn công khai ủng hộ giải pháp một VN cộng sản, cho rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản quốc gia do Hồ dẫn dắt mới đủ sức sinh tồn cạnh TQ. Họ nhấn mạnh vào cố gắng của Hồ kêu gọi phương Tây ủng hộ vào năm 1945-1946, và chỉ ra mối ác cảm với TQ là trụ cột của chủ nghĩa quốc gia VN.

*

Nhiều người công nhận việc “sao chép” Tito không hoàn toàn phù hợp. Không giống Tito, Hồ đi tới quyền lực sau một cuộc chiến không có sự hỗ trợ của quốc gia cộng sản khác. Về cơ bản, hai trường hợp không giống nhau cho đến năm 1948, khi “giải pháp Tito” dường như khả thi. Những học giả đó chỉ ra nếu Mỹ tìm thấy lợi thế khi đứng cạnh chủ nghĩa cộng sản của Tito mà Mỹ không ưa để ngăn chặn sự bành trướng của Nga tại châu Âu, thì Mỹ cũng nên sẵn lòng hợp tác với chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh vì lợi ích tương tự tại châu Á. Những phê bình nhìn chung kết thúc với việc qui kết mục đích của Mỹ ở Đông Nam Á đã bị thiết lập đơn giản và chỉ vì việc ngăn chặn cộng sản.

*

Nghiên cứu về sự phát triển chính trị của Hồ Chí Minh qua giai đoạn 1950 sẽ là cơ sở thu hẹp suy đoán liên quan đến Hồ và chính sách của Mỹ.

*

Các bằng chứng cho thấy, người trở thành Chủ tịch VNDCCH vào năm 1945 là một nhà cách mạng cống hiến phi thường, đã vượt qua nhiều thử thách hiểm nghèo vì sự nghiệp độc lập cho VN. 55 tuổi vào năm 1945, ông đã có 25 năm là cộng sản, là một trong những người sáng lập ĐCS Pháp và là người của QTCS từ 15 năm trước thế chiến thứ 2.

Ông quê ở Nghệ An, nơi sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, có cha bị Pháp bỏ tù vì các hoạt động dân tộc chủ nghĩa[?]( Thực ra điều này không đúng sự thật, do sai sót trong quá trình điều tra của BQP Mỹ về lai lịch của Nguyễn Ái Quốc), và trường học ở Huế ghi nhận các hoạt động dân tộc chủ nghĩa quá khích của ông. Rời VN từ 1910 đến 1940, ngồi tù tại Hồng Kông và TQ, không nhà cửa, gia đình, danh vọng, tài sản hay bạn đồng hành ngoài các hoạt động bí mật cho QTCS, ông dường như cống hiến không vị kỷ tất cả những năm tháng đó cho cách mạng VN.

Ruth Fischer, một cựu cộng sản nổi tiếng người Đức biết Hồ giai đoạn đó đã viết: “Chính chủ nghĩa quốc gia của Hồ Chí Minh đã gây ấn tượng cho những người cộng sản châu Âu chúng tôi, vốn được sinh ra và nuôi dưỡng trong một dạng chủ nghĩa quốc tế trừu tượng màu xám.”

*

Quay trở lại châu Á, Thế chiến thứ 2 đã mở ra cho Hồ con đường mới nhằm đạt được mục tiêu suốt cuộc đời của mình. Nước Pháp mất uy tín do chính quyền Vichy đã cộng tác với Nhật, và đến năm 1945 thì bị Nhật hất cẳng bằng vũ lực.

Cùng lúc đó, Hồ đã gây dựng Việt Minh thành tổ chức chính trị rộng rãi duy nhất có khả năng chống cả Pháp và Nhật có hiệu quả. Hồ là lãnh đạo thời chiến người Việt duy nhất được toàn quốc ủng hộ, có được sự trung thành rộng rãi, khi vào tháng 8 và 9 năm 1945, đã lật đổ quyền lực của người Nhật, thu nhận sự thoái vị của Bảo Đại, thành lập VNDCCH để đón tiếp các lực lượng đồng minh với tư cách của một chính quyền VN đương nhiệm.

Trong vài tuần đầu tháng 9/1945, VN lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử hiện đại, đã không còn bị ngoại quốc thống trị, và thống nhất từ Bắc chí Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh… Hồ tập trung vào sự nhiệt thành dân tộc chủ nghĩa bùng lên sau đó. Lãnh đạo Việt Quốc và Việt Cách dù thừa nhận chính quyền VNDCCH, nhưng tổ chức của họ không có cội rễ và cộng tác chặt chẽ với Trung Hoa Dân quốc, đã hứng trọn chỉ trích bài Trung của dân chúng miền Bắc.

Tại miền Nam, âm mưu của Pháp và sự chia rẽ của người Việt đã ngăn cản sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh với Hồ. Khi Pháp sử dụng sức mạnh nhằm tái kiểm soát VN, Hồ một lần nữa lãnh đạo kháng chiến, và Việt Minh trở thành lực lượng dân tộc chủ nghĩa chủ đạo. Vì vậy, Hồ Chí Minh, từ chính nỗ lực bản thân cũng như từ việc thiếu người cạnh tranh, đã trở thành hiện thân của người Việt dân tộc chủ nghĩa.

*

Dù vậy, Hồ nhận thấy chính mình, phong trào và lực lượng của mình phải chịu sức ép ghê gớm. Bên trong, các đảng thân Trung Hoa công kích sự thống trị của cộng sản trong chính phủ. Vì đoàn kết quốc gia, Hồ giải tán ĐCS và tổ chức tổng tuyển cử, cam kết sự hiện diện của các phe phái bất kể tỉ lệ ủng hộ đại chúng của họ.

Từ ngoài, sức ép của Pháp và Trung Hoa càng chồng chất thêm khó khăn. Pháp lợi dụng việc Việt Minh tại miền Nam kém đoàn kết và yếu hơn để lật đổ quyền lực của VNDCCH tại Sài Gòn, đẩy Việt Minh tới chiến tranh du kích.

Tại miền Bắc đang bị nạn đói hoành hành, lũ quỷ Trung Hoa dưới gót giày của các lãnh chúa đổ bộ vào miền Bắc, thay thế chính quyền hợp pháp tại đó bằng các ủy ban của họ và cướp phá có hệ thống. Hồ tuyệt vọng kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng đến Liên Xô cũng chẳng giúp.

Tháng 3/1946, Hồ cuối cùng đàm phán với Pháp, chấp nhận sự hiện diện quân sự của Pháp tại miền Bắc trong 5 năm đổi lấy sự đảm bảo mập mờ từ Pháp về một VNDCCH là “quốc gia tự do trong Liên hiệp Pháp”. Khi bị chỉ trích bởi các phần tử người Việt thân Trung Hoa, Hồ tuyên bố:

*

“Đừng ngốc! Các ông có biết người Tàu ở lại có nghĩa là gì không? Các ông đã quên lịch sử rồi? Lần cuối người Tàu đến, chúng đã ở lại một ngàn năm”. Người Pháp ở xa, đã suy yếu. Chủ nghĩa thực dân đang chết dần. Không gì cưỡng lại được sức ép thế giới về độc lập. Họ có thể ở lại một lúc, nhưng sẽ phải ra đi vì thời đại của người da trắng tại châu Á đã hết. Nhưng nếu người Tàu ở lại, họ sẽ không bao giờ đi. “Với tôi. Thà ngửi ph.n Pháp 5 năm, còn hơn phải ngửi ph.n Tàu suốt đời.”

____________

***—***—***

Những câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh:

– Sau 80 năm bị thực dân Pháp giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. ‘

– Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư kí, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc!

– Mĩ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mĩ phải cút đi! Mĩ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hòa bình tay lại kí những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mĩ cút đi! Gút-bai!

– Tôi là người đa nghi và tôi có lí do để ngờ vực. Người Mĩ các ông ít nhiều đều là nhà kinh doanh. Tôi cũng là nhà kinh doanh… Khi việc ném bom chấm dứt, câu chuyện bắt đầu. Chúng ta sẽ xem các mặt hàng.

– Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mĩ và nhân dân Mĩ. Nhưng với Johnson và Mc Namara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc đá đít ra ngoài cửa.

– Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu’ils foutent le camp! (“qu’ils foutent le camp” có nghĩa là “hãy cút đi”)

– ‘Đế quốc Mỹ chán rồi, nhưng rút ra như thế nào. Thua mà danh dự. Đó là điều Mỹ muốn!’

– Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc: là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…[3]

Nguồn:

[1]. Link tiếng Anh của bài viết của TIME: http://content.time.com/…/article/0,9171,988162,00.html

[2]:http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=503&c=28

[3]: https://ngoisao.net/…/nhung-cau-noi-bat-hu-cua-chu-tich-ho-…

[*] “United States- Vietnam Relations, 1945- 1967: A Study Prepared by the Department of Defense/I. C. Ho Chi Minh: Asian Tito?”

#HUST