Trang chủ Kiến Thức Giải mật hồ sơ CIA về buôn lậu thuốc phiện ở Sài...

Giải mật hồ sơ CIA về buôn lậu thuốc phiện ở Sài Gòn

Ảnh chụp chợ Bến Thành - Sài Gòn trước năm 1975.
Ảnh chụp chợ Bến Thành - Sài Gòn trước năm 1975.

Lào – Sài Gòn đã trở thành một trong những tuyến đường tốt nhất được lập ra để buôn thuốc phiện. Tháng 8/1967, một chiếc C-47 mang 2,5 tấn thuốc phiện và một ít vàng đã bị buộc phải hạ cánh ở Đà Lạt do lính Mỹ không xác định được lai lịch chuyến bay… Bất kể ai là ông chủ của số hàng trên, lịch trình thông thường sẽ là hạ cánh tại một nơi hẻo lánh trong Tân Sơn Nhất với sự bảo vệ của cảnh sát sân bay… Một phần đáng kể số thuốc phiện trên sẽ được bán trực tiếp cho các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam.

Trần Lệ Xuân và chồng Ngô Đình Nhu.
Trần Lệ Xuân và chồng Ngô Đình Nhu.

Thêm vào sự hấp dẫn cho mê lộ buôn thuốc phiện tại Việt Nam cuối những năm 50 đầu những năm 60 là Trần Lệ Xuân, bà Rồng của Sài Gòn. Bà Nhu ở vị trí gần như là điều phối toàn bộ quá trình buôn lậu thuốc phiện ở nội địa Việt Nam; nắm giữ quyền lực rất lớn cho đến khi lưu vong một cách xa hoa tại Paris. Bà từng đe dọa một nhà xuất bản Mỹ do có ý định chỉ đích danh bà buôn lậu thuốc phiện, từng đến tận Phong Savan để chỉ đạo. Họ vẫn xuất bản, nhưng không dám nêu tên bà Nhu do e ngại bị trả thù.

Việc Sài Gòn buôn lậu thuốc phiện không mới mẻ gì. Quay lại năm 1949 khi Pháp chỉ định cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng, Bảo Đại đã cho Bảy Viễn làm giám đốc cảnh sát đô thành, chức vụ thủ lĩnh của thế giới ngầm tại Sài Gòn – Chợ Lớn về cờ bạc và thuốc phiện. Nhưng quyền lực của Bảo Đại và Bảy Viễn đã sớm bị thay thế bởi Ngô Đình Nhu sau hiệp định Geneve. Đến cuối năm 1955, Nhu đã kiểm soát lực lượng cảnh sát mật, nhờ đó nắm được việc buôn lậu thuốc phiện và ma túy tại đô thành. Ngay khi Nhu đang củng cố quyền lực, một gương mặt ít được biết đến đã bước vào bộ máy quân sự của Diệm, sau nhiều năm đã cẩn trọng mở rộng được sự kiểm soát trong không quân, tiến tới kiểm soát chính phủ Nam Việt Nam cũng như là việc buôn lậu thuốc phiện và ma túy. Đó là Nguyễn Cao Kỳ, người mới trở về từ Algieria để lãnh trách nhiệm trên các máy bay vận tải C-47 của Nam Việt Nam.

Tại thời điểm nào Kỳ tham gia buôn lậu thuốc phiện cùng Nhu là chưa rõ, nhưng cuối những năm 50, Kỳ đã là gương mặt nổi bật trong giới tinh hoa Sài Gòn. Trong cuộc phỏng vấn với RAMSPART, cựu đại tá thủy quân lục chiến Wiliam Corson đã mô tả cuộc sống của Kỳ cuối những năm 50 rất thời thượng: “Là đại tá không lực, thường xuyên có những bữa tiệc cocktail sang trọng trên đỉnh khách sạn Caravelle tại Sài Gòn. Ông ta tổ chức những bữa ăn thịnh soạn, tuyệt vời – rất thú vị với mức lương chỉ khoảng 25 đến 30 USD một tháng, và không thấy có bất kỳ thu nhập nào khác”

Sự việc chỉ bắt đầu sáng tỏ vào mùa xuân năm 1968, khi thượng nghị sĩ Ernest Gruening tiết lộ rằng 4 năm trước đó, Kỳ được CIA thuê cho “Điệp vụ Haylift”, một chương trình đưa điệp viên miền Nam ra Bắc để phá hoại, như là làm nổ tung cầu, đường… Quan trọng hơn, Kỳ đã bị đuổi việc, nguồn của Gruening cho hay, vị bị bắt quả tang buôn lậu thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn. Kỳ và đội bay của ông đã bị thay thế bằng phi công của không lực Trung Hoa Dân quốc.

Cả CIA, Lầu Năm góc và Bộ ngoại giao chưa ai từng phủ nhận rằng Kỳ từng làm cho “Điệp vụ Haylift”, hay phủ nhận việc Kỳ từng buôn lậu thuốc phiện về Sài Gòn. Nhưng Đại sứ quán ở Sài Gòn thì phủ nhận rằng Kỳ từng bị đuổi khỏi “bất kỳ vị trí nào của bất kỳ tổ chức nào của Chính phủ Mỹ vì buôn lậu thuốc phiện hay vì bất kỳ lý do nào khác”. Khi Kỳ nắm quyền lực vào tháng 2/1965, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng Kỳ đã thôi tham gia buôn lậu thuốc phiện (dù rằng “tất cả đều biết” bà Kỳ đã thay thế bà Nhu trở thành bà Rồng của Sài Gòn, cũng như làm ăn trực tiếp với hoàng thân Boun Oum tại Nam Lào về thuốc phiện).

Tuy nhiên, một sĩ quan Sài Gòn cấp cao từng được Kỳ đề nghị tham gia buôn lậu thuốc phiện nói Kỳ vẫn tiếp tục mang từ 2000 đến 3000 kg thuốc phiện từ Pleiku về Sài Gòn mùa xuân năm 1965 sau khi đã nắm quyền và sau khi “Điệp vụ Haylift” đã dừng lại. Những hoạt động này bao gồm cả những vụ lấy hàng từ Đắk Tô, Kon Tum và Pleiku. Sau đó, chẳng có dấu hiệu nào là Kỳ thay đổi phương thức vận chuyển. Đại tá Corson, người quay lại Việt Nam vào năm 1965, nhận thấy sự dính líu của Kỳ vào hoạt động buôn lậu đã trở nên quá thường xuyên, đến mức chẳng còn gì là mạo hiểm và cũng chẳng cần phải dùng đến mánh khóe nữa…

Muitenbac777 – Diễn đàn Lịch sử Việt Nam – Lược dịch từ Tài liệu CIA (Giải mật năm 2001)